675 điều kiện kinh doanh được cho là con số đã được Bộ Công Thương rà soát kỹ lưỡng, nhưng nhiều ý kiến cho rằng trong số 675 điều kiện kinh doanh này có không ít điều kiện bị trùng lắp. Bởi trong năm 2000, khi đã cắt giảm 140 điều kiện kinh doanh, nhưng sau đó số lượng điều kiện kinh doanh mọc lại nhiều hơn.

Ông Trần Quốc Khánh: Điều kiện kinh doanh vô lý khó có thể tái xuất hiện

tuyetnhung | 22/11/2017, 20:34

675 điều kiện kinh doanh được cho là con số đã được Bộ Công Thương rà soát kỹ lưỡng, nhưng nhiều ý kiến cho rằng trong số 675 điều kiện kinh doanh này có không ít điều kiện bị trùng lắp. Bởi trong năm 2000, khi đã cắt giảm 140 điều kiện kinh doanh, nhưng sau đó số lượng điều kiện kinh doanh mọc lại nhiều hơn.

Ngày 22.11, phát biểu tại tọa đàm với chủ đề: “Cắt giảm điều kiện kinh doanh tại Bộ Công Thương: Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp”, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho biết việc cắt giảm 675 điều kiện kinh doanh lần này là dựa trên 5 tiêu chí: Tiêu chí đầu tiên là xây dựng điều kiện kinh doanh thì cố gắng chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm.

Thứ hai là trong quá trình xây dựng điều kiện kinh doanh phải lưu ý đến các cam kết quốc tế của Việt Nam, bởi cam kết của Việt Nam có sự phân biệt gữa các nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước và điều kiện với các nhà đầu tư nước ngoài có thể có khác biệt với các nhà đầu tư trong nước.

Thứ ba là nếu tiếp tục duy trì điều kiện kinh doanh thì các điều kiện đó phải đáp ứng tiêu chí Điều 7 Luật Đầu tư 2014.

Thứ tư là cắt giảm hợp lý hóa, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh như vậy thì lưu ý đến tính khả thi cũng như nguồn lực của cơ quan quản lý nhà nước các cấp, tức là không phiêu lưu mà cũng không cắt giảm để lấy tiếng mà chú ý đến tính khả thi của việc cắt giảm các điều kiện kinh doanh đó.

Cuối cùng là cắt giảm điều kiện kinh doanh gắn với cải cách thủ tục hành chính, chứ không phải cắt giảm điều kiện kinh doanh nhưng những thủ tục còn lại lại quá phức tạp, dẫn đến vô hiệu hóa lợi ích của việc cắt giảm.

Theo Thứ trưởng Khánh, với lần cắt giảm này, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã cho thành lập Tổ công tác về cải cách hành chính của Bộ, thành viên gồm Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và một loạt thủ trưởng các đơn vị có liên quan. Tổ công tác đã hệ thống hóa, rà soát từng điều kiện trên cơ sở 5 tiêu chí, sau đó thảo luận và thống nhất báo cáo Bộ trưởng ký quyết định ban hành.

"675 điều kiện ban hành nhiều hơn dự kiến ban đầu (khoảng 600-610 điều kiện). Dư luận khá bất ngờ trước quyết định này của Bộ Công Thương, họ đọc rất kỹ và xem Bộ nói vậy nhưng có thực sự như vậy không? Thực tế trong quá trình đó họ đã phát hiện ra có 18 điều kiện đã thông báo xóa bỏ rồi, nhưng vẫn xuất hiện trong phụ lục kèm theo Quyết định. Tôi khẳng định đây là lỗi trong quá trình in ấn lấy bản cũ kèm vào chứ không phải bản mới. Các điều kiện tuyên bố bãi bỏ chắc chắn sẽ bãi bỏ", Thứ trưởng Khánh khẳng định.

Như vậy làm sao để ngăn chặn được tái xuất hiệncác điều kiện kinh doanh sau khi đã cắt giảm? Thứ trưởng Khánh cam kết: "Việc cắt giảm điều kiện kinh doanh được Bộ Công Thương bắt tay ngay từ đầu nhiệm kỳ của Chính phủ mới (7.2016), thể hiện một tư duy xuyên suốt của Bộ Công Thương trong hơn 1 năm qua. Như vậy sẽ khó có thể có tư duy mâu thuẫn với chính mình, cắt đi rồi tái lập.

Thứ hai, 1 trong 5 nguyên tắc chúng tôi đề ra cho việc cắt giảm cũng như duy trì các điều kiện kinh doanh tức là phải tuân thủ các quy định, tiêu chí, đó cũng là yếu tố cản trở việc tái lập các điều kiện kinh doanh đã bị cắt giảm.

Quan trọng nhất, tại phiên họp Chính phủ tháng 10.2017, Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch &Đầu tư soạn văn bản quy phạm pháp luật về rà soát các điều kiện kinh doanh để nâng cao chất lượng các điều kiện kinh doanh. Khi Bộ Kế hoạch & Đầu tư trình Chính phủ văn bản này tháng 12 và được ban hành, thì các bộ ngành, trong đó có Bộ Công Thương sẽ nghiêm túc thực thi, tôi tin rằng các điều kiện kinh doanh không hợp lý sẽ khó có cơ hội tái lập".

Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho biết hiện Bộ Công Thương đã gửi dự thảo sang Bộ Tư pháp thẩm định, ngay sau khi Bộ Tư pháp thẩm định, Bộ Công Thương sẽ khẩn trương tiếp thu ý kiến giải trình của Bộ Tư pháp và các bên liên quan, và sẽ trình Chính phủ trước ngày 30.11.2017.

Đánh giá về nỗ lực của Bộ Công Thương trong việc cắt giảm điều kiện kinh doanh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) - TSNguyễn Đình Cung cho rằng: Lâu nay quy định điều kiện kinh doanh là vấn đề “nhức nhối” và làm gia tăng chi phí của doanh nghiệp, triệt tiêu những sáng kiến trong hoạt động kinh doanh cũng như giảm quy mô và tính cạnh tranh trên thị trường.

"Cắt giảm như thế này là cũng làm giảm cái dư địa để công chức bên dưới hành doanh nghiệp. Đang có đà này, tôi hy vọng rằng như anh Khánh nói trong tháng 11 này, Bộ Công Thương trình được Chính phủ ban hành Nghị định này. Sau đó chúng ta cần gây một áp lực mạnh mẽ hơn đối với các bộ khác", TS Cung nói.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
12 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ông Trần Quốc Khánh: Điều kiện kinh doanh vô lý khó có thể tái xuất hiện