Ngay sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố rút Mỹ khỏi Thỏa thuận hạt nhân Iran (2015), báo Guardian phân tích chính chủ nhân Nhà Trắng "đổ dầu vào lửa" - nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh khác ở Trung Đông.

Ông Trump 'châm mồi lửa' chiến tranh ở Trung Đông

09/05/2018, 15:29

Ngay sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố rút Mỹ khỏi Thỏa thuận hạt nhân Iran (2015), báo Guardian phân tích chính chủ nhân Nhà Trắng "đổ dầu vào lửa" - nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh khác ở Trung Đông.

Tổng thống Trump ký tuyên bố rút Mỹ khỏi JCPOA - Ảnh: Reuters

Người Iran thất vọng sâu sắc trước việc ông Trump rút khỏi thỏa thuận có tên chính thức Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) và sẽ tái áp lệnh cấm vận đối với Iran, bất chấp Iran đã tuân thủ thực hiện thỏa thuận.

Tổng thống Iran: “Nước ta sẽ không cho phép Trump thắng”

Đây là một cuộc khủng hoảng nhân tạo để Mỹ cùng các đồng minh Israel và Ả Rập Saudi quyết tâm theo đuổi mục tiêu kiềm chế, thậm chí thúc ép một sự “thay đổi chế độ” ở Iran.

Đó là một tư tưởng ngây thơ, phản ánh việc Mỹ bị hạn chế trong việc hiểu Iran và chính trị nội bộ nước này, cũng như không hiểu sự chia rẽ sâu sắc giữa Iran với các nước Ả Rập láng giềng. Thay vì xử lý thách thức chính - Iran can thiệp vào khu vực và gây thêm căng thẳng ở Trung Đông, ông Trump đã “thả” Iran thoát khỏi JCPOA và Mỹ sẽ phải đối mặt với nhiều hậu quả và thách thức:

1-Trước tiên, việc Mỹ rút khỏi JCPOA sẽ tạo ra sự mất đoàn kết liên đại Tây Dương, vào lúc cần có sự hợp tác giữa các đồng minh châu Âu với Mỹ.

Từ đầu năm 2018, Nhóm E3 (Anh-Pháp-Đức) đã chật vật tìm các giải pháp (bất thành) để trấn an những lo ngại của ông Trump về JCPOA.

Nhưng hành động của ông Trump đã không cho Liên hiệp châu Âu (EU) có thời gian cố gắng cứu thỏa thuận hoặc tìm cơ hội mở cửa cho những đàm phán mới.

Ngay sau tuyên bố của ông Trump, Nhóm E3 cam kết tiếp tục duy trì JCPOA, vì nhóm này cùng Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và các nước khác cần dầu thô Trung Đông cho nền kinh tế nước họ, và họ đã phải mất nhiều năm ngoại giao mới có thể đạt đến JCPOA.

2-Nga và Trung Quốc có thêm sức, sẽ tranh thủ sự tê liệt của phương tây ở Trung Đông để xây dựng quan hệ chính trị-kinh tế không chỉ với Iran vốn sẽ không còn biết dựa vào ai, mà cả với những nước láng giềng của Iran đã muốn nghiêng về phương đông.

3-Tại Iran, phản ứng ban đầu của Tổng thống Iran sẽ chuyển gây ra sự phẫn nộ nơi người dân Iran, và sự thất vọng sẽ chuyển qua sự thể hiện những động thái chủ nghĩa dân tộc.

Tổng thống Hassan Rouhani tuyên bố triệu tập “toàn dân đoàn kết và quyết tâm. Đây là cuộc tâm lý chiến, chúng ta sẽ không cho phép Trump thắng. Tôi hài lòng vì cái tay phiền phức ấy đã rời khỏi thỏa thuận”.

Vị lãnh đạo Iran tin tưởng JCPOA vẫn có thể “sống” nếu các nước khác ký thỏa thuận (Nga, Trung Quốc và Nhóm E3) chịu đương đầu với ông Trump. Ông cũng muốn Cơ quan năng lượng hạt nhân Iran chuẩn bị tái khởi động chương trình làm giàu uranium ở cấp công nghiệp trong vài tuần tới, nếu như JCPOA hoàn toàn đổ vỡ.

3-Điều trên hết, ông Trump đã trao một cơ hội độc đáo cho các chính khách quyền thế và cứng rắn dựa trên sự thất vọng của người dân. Các nhân vật này không chỉ tranh thủ sự đổ vỡ của JCPOA để xây dựng sự đoàn kết giữa các nhánh phân hóa, mà còn có thể bắc cầu nối với dân Iran vốn đã có những cuộc biểu tình phản đối chính phủ hồi đầu năm 2018.

Chữ ký rút Mỹ khỏi JCPOA chính là cách châm mồi lửa chiến tranh

Hiệu ứng của tinh thần đoàn kết yêu nước này sẽ giúp dẫn đến thắng lợi cho một ứng viên cứng rắn tranh cử tổng thống Iran 2021 cùng cuộc bầu cử quốc hội Iran năm 2020.

Nhiệm vụ trước mắt của Tehran khá nặng: duy trì được sự hòa hảo giữa Nhóm 3 và Nga, Trung Quốc, để không phải bị tái cô lập kinh tế.

Vài tuần tới, Tehran sẽ tìm cách gây sức ép lên EU, nhằm bảo vệ JCPOA. Nếu sự bảo vệ này không thành hiện thực, Iran sẽ dần tái khởi động chương trình hạt nhân. Hậu quả rộng hơn là Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), Ai Cập và Ả Rập Saudi cũng muốn có vũ khí hạt nhân: thế là bùng nổ cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân ở Trung Đông.

Đây là khu vực đã có nhiều căng thẳng, như nội chiến ở Syria, Yemen mà Iran, Iraq và Lebanon đều có liên quan.

Nguy cơ leo thang căng thẳng ở khu vực này rất cao, khi Israel quyết tâm chặn Iran xây dựng một thế đứng ở Syria như một căn cứ quân sự để tấn công Israel.

Mặt khác, quyết định rút Mỹ khỏi JCPOA của ông Trump cũng khiến mạng sống của dân Mỹ và người dân các nước khác bị đặt vào vòng nguy hiểm một cách không cần thiết. Vì Iran có thể trục xuất các thanh sát viên của Ủy ban năng lượng hạt nhân quốc tế (IAEA) và phát triển một loại vũ khí hạt nhân.

Với những hậu quả đã biết trước này, rõ ràng chính quyền Tổng thống Trump đã tính toán sai. Ông Trump có thể tự hào đã giữ đúng lời hứa hủy “thỏa thuận tệ hại”, nhưng ông không nhận ra khi làm thế, ông đã vi phạm một thỏa thuận quốc tế, một nghị quyết Hội đồng bảo an LHQ (công nhận JCPOA và xác nhận Iran tuân thủ thỏa thuận này).

Như vậy, Mỹ một lần nữa lại lún sâu vào một cuộc chiến tranh Trung Đông khác, gồm khả năng chiến tranh giữa Iran với Israel và Mỹ.

Bảo Vĩnh (theo Guardian)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
7 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ông Trump 'châm mồi lửa' chiến tranh ở Trung Đông