Hiện nhiều trường ở Hà Nội có chương trình liên kết dạy tiếng Anh với các trung tâm ngoại ngữ. Điều này đã làm dấy lên làn sóng phản đối vì lạm thu, các vấn đề học phí, chia phần trăm và chất lượng đào tạo.

PGS.TS Trần Xuân Nhĩ: Dạy liên kết tiếng Anh ở trường tiểu học, nên ủng hộ nhưng đừng lạm dụng

Hải Yến | 19/03/2017, 16:19

Hiện nhiều trường ở Hà Nội có chương trình liên kết dạy tiếng Anh với các trung tâm ngoại ngữ. Điều này đã làm dấy lên làn sóng phản đối vì lạm thu, các vấn đề học phí, chia phần trăm và chất lượng đào tạo.

Việc nở rộ chương trình ngoại ngữ liên kết trong thời gian qua ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội dẫn tới tình trạng một học sinh học hai chương trình ngoại ngữ. Trong khi phụ huynh tin tưởng, giao phó con cho nhà trường thì công tác đánh giá dạy và học ngoại ngữ đang tồntại nhiều vấn đề.

Chia sẻ với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới vào sáng19.3, PGS. TS Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT - Phó chủ tịchHiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng ngoài công lậpViệt Namcho biết ông hoàn toàn ủng hộ việc phổ cập tiếng Anh, dạy liên kếtcho học sinh ở cấp tiểu học, thậm chí là ngay tại mầm non các em đã phải tiếp xúc với một môn ngoại ngữ nào đó.

Ông cũng cho rằng ngoài việc ủng hộ, cho phép các em học sinh tiếp xúc sớm với ngoại ngữ, Bộ GD-ĐT nên tập trung kiểm tra, rà soát lại toàn bộ các cơ sở, trung tâm tiếng Anh, ngoại ngữ, các chương trình liên kếtkhông đảm bảo chất lượng để không ảnh hưởng tới uy tín của những đơn vị khác. "Những cơ sở, trung tâm đảm bảo chất lượng, có đội ngũ tiếng Anh tốt nên để cho liên kết với các trường để hướng dẫn, dạy dỗ các em học sinh tiếp xúc với môi trường ngoại ngữ sớm. Ví như tiếp xúc ở bậc mầm non, các em đã có thể nhớ được vài ngàn từ, thậm chí có thể nói chuyện một cách đơn giản với nhau, như vậy là đã "xóa mù ngoại ngữ" rồi, tại sao phải cấm, phải lên án? Ví dụ tôi đang làm trưởng ban tổ chức cuộc thi English Champion được tổ chức hàng năm. Năm 2017có tới 30.000 học sinh trên cả nước tham gia. Đến hôm nay, vòng 3 của cuộc thi có tới 5.000 học sinh tham dự, trong đó tỷ lệ thí sinh đến từ các tỉnh thành tăng một cách rõ rệt thì điều đó cần phải ủng hộ, khuyến khích chứ không nên e dè mà cấm đoán. Đây cũng chính là một tín hiệu đáng mừng cho sự hội nhập các môn ngoại ngữ, cụ thể là môn tiếng Anh của các em học sinh so với các học sinh trong khu vực. Dù các em ở đâu, các em cũng có quyền được rèn luyện, học hỏi, thể hiện bản thân, thi tài và tìm kiếm các cơ hội phát triển học tập như nhau." - PGS. TS Trần Xuân Nhĩ khẳng định.

Học sinh nên được tiếp xúc sớm với ngoại ngữ để tự nhớ được những câu, từ đơn giản trong vốn kiến thức của mình

Trong thời kỳ hội nhập, ngoại ngữ rất quan trọng, nhất là khi học sinh bước sang giai đoạn THPT, các em phải giao tiếp bằng tiếng Anh, nếu như các em không tiếp xúc với môn ngoại ngữ này sớm thì kết quả sẽ không được như ý muốn. Hiện nay, chúng ta đang hướng tới phổ cập môn tiếng Anh, dạy giáo trình bằng tiếng Anh nên việc quan tâm tới những vấn đề chất lượng đào tạo môn học này ngay từ khi để các em tiếp xúc với môn học là hoàn toàn cần thiết.Ai cũng thừa nhận rằng, giai đoạn từ 3 -7 tuổicủa trẻ, học ngoại ngữ là nhanh nhất, chẳng hạn trẻ chỉ chơi một cái tranh với 30 - 40 từ bằng tiếng Anh, trẻ chỉ tiếp xúc một hai lần là có thể nhớ hết và nhớ lâu. Còn khi càng lớn tuổi trí nhớ của trẻ sẽ càng chậm đi… việc học ngoại ngữ sẽ gặp khó khăn.

Bên cạnh đấy, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ kể lại câu chuyện của cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu: Khi có người hỏi vì sao đất nước ông giàu thế, ông Diệu trả lời đại ý: Tôi dạy ngoại ngữ cho toàn dân, nên toàn dân đi khắp thế giới làm ăn và lấy tiền về đem xây dựng đất nước. Đồng thời, mọi người đến đất nước tôi làm việc, chúng tôi lấy tiền trong túi họ ra để xây dựng đất nước mình.

Theo ông Nhĩ, câu nói tuy rất đơn giản nhưng có triết lý lớn lao, đáng để suy nghĩ và học tập. "Nếu kém tiếng Anh, chúng ta không thể thu hút nguồn nhân lực, du học sinh từ nước ngoài, trong khi học sinh tiềm năng, tài giỏi của Việt Nam lại ra nước ngoài học tập. Điều này gây chảy máu chất xám mà chúng ta vẫn bàn cãi lâu nay” – ông chia sẻ.

Ông chỉ ra thực tế, ở Việt Nam, nền kinh tế nhiều vùng còn khó khăn, điều kiện và chất lượng giáo viên, cơ sở vật chất chưa đảm bảo, nhưng không thể đợi đến lúc phát triển như nhau, sau đó mới học tiếng Anh. Khi ở mầm non đứa trẻ bập bẹ nói, không chỉ tiếng Anh mà tiếng Việt cũng là ngoại ngữ. Thậm chí có trẻ, gia đình có điều kiện có thể cho học tới 3 ngoại ngữ cùng một lúc.

"Vấn đề phổ cập tiếng Anh, dạy liên kết trong các trường tiểu họcquan trọng là đội ngũ thầy cô giáo, chúng ta phải đào tạo để đáp ứng được việc phổ cập dạy tiếng Anh cho học sinh. Tuy nhiên câu chuyện, từ chất lượng chương trình đến chất lượng giảng dạy luôn ở một khoảng cách quá xa.Trong khi Sở GD-ĐTcấp phép căn cứ chủ yếu dựa vào nội dung chương trình và báo cáo từ cấp dưới thì việc học thực, dạy thực tại các trường tiểu họcvẫn đang tồn tại nhiều bất cập cần có sự vào cuộc kiểm tra một cách chặt chẽ của các cấp, đừng để văn bản của mình thành sự "lạm dụng" của các đối tượng liên kết với các trường để trục lợi" -PGS.TS chỉ ra thực tế.

         
English Champion 2017 ngày 19.3 đã chính thức khai mạc vòng 3 với phần thi kiến thức Toán và Khoa học nâng cao. Cuộc thi do Hiệp hội Vì giáo dục cho mọi người Việt Nam (VAEFA), Học viện Anh ngữ EQuest, Anh ngữ Việt Mỹ VATC phối hợp tổ chức. Cuộc thi nhằm mang lại những trải nghiệm, học hỏi tri thức thông qua các hoạt động giải quyết vấn đề, những trải nghiệm thực tế, những lần vượt qua khó khăn và chủ động tương tác.
Dạ Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
7 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
PGS.TS Trần Xuân Nhĩ: Dạy liên kết tiếng Anh ở trường tiểu học, nên ủng hộ nhưng đừng lạm dụng