Mỗi con chip điện tử đều có 1 mã số riêng biệt và người tiêu dùng có thể phân biệt được mình mua hàng hiệu thật hay giả nhờ vào việc scan mã số bằng điện thoại.
Các nhãn hàng cao cấp nhưFerragamo, Burberry, và Moncler thông báo đã gắn gắn các chip điện tử mang tần số radio nhận dạng (RFID - radio frequency identification) vào những sản phẩm, hàng hóa của mình nhằm chống lại ngành công nghiện sản xuất hàng giả.
Đây chỉ là một bước nhỏ cuộc chiến đấu tranh chống ngành công nghiệp hàng giả ngày càng cồng kềnh và bành trướng với giá trị lên đến 461 tỉ đô-la Mỹ, nhằm hướng đến một thế giới “trong sạch”, không còn hàng nhái, hàng giả.
Trên thực tế, hãng thời trang Marks and Spencer của Anh và một số đại lý bán lẻ Walmart của Mỹ đã sử dụng micro chip từ lâu. Mỗi con chip điện tử đều có 1 mã số riêng biệt và người tiêu dùng có thể phân biệt được mình mua hàng hiệu thật hay giả nhờ vào việc scan mã số.
Hàng giả đang trở thành nguy cơ và thách thức trên toàn cầu, khiến nhiều hãng thời trang bị thất thoát doanh thu, bên cạnh đó "cướp" đi cơ hội làm việc của biết bao lao động chân chính. Theo Cơ quan điều hoà Thị trường nội địa Châu Âu (OHMI), mỗi năm, các thương hiệu trong ngành hàng xa xỉ bao gồm quần áo, giày dép, thời trang,... chỉ tính riêng thị trường châu Âu đã bị mất khoảng 43,3 tỉ euro doanh thu vì hàng giả, hàng nhái.
Vào năm ngoái, Gucci, Yves Saint Laurent... và một số nhãn hàng thuộc tập đoànKering của Pháp đã kiện Alibba (Trung Quốc) vì trang web bán hàng này tạo điều kiện, "tiếp tay" cho việc kinh doanh hàng giả.
Chính vì vậy, việc sử dụng microchip trong các hàng hóa của các nhãn hàng hiệu là động thái tích cực trong nỗ lực chống hàng giả trên toàn thế giới, đồng thời, giúp người tiêu dùng phân biệt được hàng hiệu thật hay giả một cách dễ dàng.
Nhật Hạ
.