Các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện một ngôi sao nặng nhất từ trước đến nay, và với khối lượng của mình, ngôi sao này "không thể tồn tại" và sẽ nhanh chóng biến thành một hố đen trong tương lai.
Các nhà thiên văn học Mỹ đã phát hiện ra ngôi sao nặng nhất trong vũ trụ mà theo họ, nó lớn hơn gấp đôi khối lượng mặt trời của chúng ta. Điều đáng ngạc nhiên là ngôi sao này không hề "béo phì" mà nó chỉ có đường kính là 24,14km mà thôi.
Với kích thước và khối lượng như vậy, trọng lượng của ngôi sao này lớn đến mức gần như không thể tưởng tượng được, và theo các nhà khoa học thì nó sẽ nhanh chóng biến thành một hố đen trong tương lai.
Ngôi sao có mã định danh J0740 + 6620 này cách chúng ta khoảng 4.600 năm ánh sáng và được tìm thấy bởi Kính thiên văn Green Bank tại West Virginia. Nó nặng hơn Trái đất của chúng ta khoảng 700.000 lần và là một ngôi sao "neutron", về cơ bản là phần lõi còn sót lại của một siêu tân tinh. Ngôi sao này được hình thành khi một ngôi sao khổng lồ sụp đổ và dồn toàn bộ khối lượng vào tâm của nó.
"Ngôi sao neutron này nặng gấp đôi Mặt trời của chúng ta. Điều này là đáng ngạc nhiên vì khối lượng lớn như vậy có nghĩa là một số mô hình lý thuyết cho thành phần lõi của các sao neutron hiện đã bị loại trừ. Phép đo khối lượng này cũng có ý nghĩa đối với sự hiểu biết của chúng ta về mọi vật chất với mật độ cực cao và nhiều chi tiết của vật lý hạt nhân", ông Paul Demorest, từ Đài quan sát thiên văn vô tuyến quốc gia Mỹ (NRAO), tại Charlottesville, Virginia, cho biết.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng hiệu ứng của thuyết tương đối của Einstein để tính toán khối lượng của nó nhờ một ngôi sao đồng hành quay quanh. Khi một sao lùn trắng di chuyển trước ẩn tinh này gây ra sự chậm trễ cho thời gian sóng vô tuyến truyền đến trái đất. Độ trễ - được gọi là Hiệu ứng Shapiro - được gây ra bởi trọng lực cho phép đo chính xác khối lượng của cả hai ngôi sao.
Thiên Hà (theo Metro)