Để đo lưu lượng máu não của bệnh nhân đột quỵ hoặc chấn thương sọ não, các chuyên gia y sinh học Mỹ để xuất chia chùm ánh sáng ra thành các phần và sử dụng công nghệ máy ảnh số thông thường để giảm giá thành và thu được kết quả nhanh chóng.

Phương pháp mới đo lưu lượng máu não nhanh

03/05/2018, 10:21

Để đo lưu lượng máu não của bệnh nhân đột quỵ hoặc chấn thương sọ não, các chuyên gia y sinh học Mỹ để xuất chia chùm ánh sáng ra thành các phần và sử dụng công nghệ máy ảnh số thông thường để giảm giá thành và thu được kết quả nhanh chóng.

Máy dò tìm phát hiện các đốm đen do máu và các mô sau khi chùm tia sáng chiếu vào đầu bệnh nhân bị đột quỵ hay chấn thương sọ não - Ảnh: Medikforum

Theo tạp chí Optica, các chuyên gia y sinh học ở Đại học California, Mỹ, đã đề xuất một phương pháp mới để đo lưu lượng máu não. Theo các nhà khoa học, phương pháp này có thể được sử dụng cho bệnh nhân bị đột quỵ hoặc chấn thương sọ não. Phương pháp mới dựa trên công nghệ máy ảnh kỹ thuật số thông thường, giúp xác định các khu vực bị tổn thương một cách nhanh hơn và rẻ hơn.

Các nhà khoa học Wenjun Zhou và Vivek Srinivasan thông báo rằng họ đã sử dụng cách tiếp cận dựa trên thực tế là sóng ánh sáng chồng chéo nhau sẽ khuyếch đại hoặc tiêu hủy lẫn nhau như gợn sóng trên mặt nước. Vì vậy, họ chia chùm ánh sáng ra thành các phần - một trong số chùm đó chiếu vào đầu của bệnh nhân và phần chùm kia mạnh hơn, được hướng để nó lại liên kết với chùm tia đầu tiên, sau đó tín hiệu được truyền đến máy dò để phân tích dữ liệu thu được.

Kỹ thuật này làm tăng tín hiệu, giúp cho chẩn đoán rẻ hơn nhiều - thay vì 20 bộ tìm đếm photon có giá đến vài nghìn USD, các nhà nghiên cứu có thể sử dụng một máy ảnh kỹ thuật số dựa trên CMOS (công nghệ tạo mạch tích hợp) với chi phí thấp.

Khi chùm tia chiếu vào, các hạt ánh sáng phân tách rải rác theo các hướng khác nhau và ở đầu ra, máy dò tìm phát hiện các đốm đen do máu và các mô. Những biến động này cung cấp thông tin về lưu lượng máu não. Phương pháp này được gọi là quang phổ DCS (diffuse correlation spectroscopy).

Một ưu điểm nữa của phương pháp này là các nhà nghiên cứu không cần phải tắt đèn trong phòng khi đo lưu lượng máu não. Nghiên cứu có thể được thực hiện ngay cả ngoài trời, dưới ánh sáng mặt trời. Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm đo lưu lượng máu não các tình nguyện viên trong phòng thí nghiệm để khẳng định hiệu quả của phương pháp mới.

Vũ Trung Hương

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
2 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phương pháp mới đo lưu lượng máu não nhanh