Ngày 26.3, tại Thư viện quốc gia Hà Nội đã diễn ra lễ công bố dự án "Quảng bá du lịch và xúc tiến thương mại trong chuyển đổi số” và giới thiệu kế hoạch xuất bản sách ảnh “Hành trình quảng bá du lịch Việt Nam - Áo dài và những di sản văn hóa”.

Quảng bá du lịch Việt Nam gắn với di sản, văn hóa và chuyển đổi số

Thành Chung | 27/03/2022, 10:50

Ngày 26.3, tại Thư viện quốc gia Hà Nội đã diễn ra lễ công bố dự án "Quảng bá du lịch và xúc tiến thương mại trong chuyển đổi số” và giới thiệu kế hoạch xuất bản sách ảnh “Hành trình quảng bá du lịch Việt Nam - Áo dài và những di sản văn hóa”.

Dự án do Tạp chí in Thông tin và Phát triển (Hội Thông tin khoa học và công nghệ Việt Nam) và Nhà xuất bản thể thao và du lịch (Bộ VHTT-DL) cùng triển khai thực hiện.

Dự án “Quảng bá du lịch và xúc tiến thương mại trong chuyển đổi số” được triển khai với các nội dung: quảng bá du lịch Việt Nam cùng tà áo dài tại các di sản văn hóa tới bạn bè thế giới; xuất bản ấn phẩm ảnh “Hành trình quảng bá du lịch Việt Nam - Áo dài và những di sản văn hóa”; xuất bản video du lịch và di sản văn hóa phát trên kênh VTV6; xây dựng phòng trải nghiệm “thực tế ảo” các danh lam thắng cảnh; tổ chức tọa đàm và hội thảo tại các tỉnh thành về chuyển đổi số trong doanh nghiệp.

vvt_7318.jpg
Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Phạm Văn Thủy (Bộ VHTT-DL)

Phát biểu tại buổi công bố, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Phạm Văn Thủy (Bộ VHTT-DL) khẳng định dự án “Quảng bá du lịch và xúc tiến thương mại trong chuyển đổi số” sau khi hoàn thành sẽ góp phần quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam; đồng thời giúp du khách có những trải nghiệm mới lạ, độc đáo về điểm đến cùng những giá trị di sản văn hóa của đất nước.

vvt_7474(1).jpg
Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Phạm Văn Thủy trao quyết định bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Tuyết Nhung làm giám đốc dự án “Quảng bá du lịch và xúc tiến thương mại trong chuyển đổi số”

Chia sẻ với phóng viên, Giám đốc dự án Nguyễn Thị Tuyết Nhung - Hoa hậu Việt Hàn 2017 cho biết, hiện nay việc chuyển đổi số là một yêu cầu cấp thiết và tất yếu đối với du lịch toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Xu hướng cá nhân hóa trong du lịch với hình thức du lịch tự túc, tự tham quan trải nghiệm ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Cũng như các ngành khác, việc ứng dụng chuyển đổi số vào hệ thống kinh doanh mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp du lịch như cắt giảm chi phí vận hành, tăng tính liên kết toàn hệ thống, ổn định và kiểm soát chất lượng dịch vụ, tăng lượng khách hàng tiếp cận.

Không thể phủ nhận rằng chuyển đổi số đang làm thay đổi cơ bản mô hình và cách thức hoạt động của một tổ chức, doanh nghiệp trên cơ sở tận dụng công nghệ số hiện đại để tạo ra những cơ hội và giá trị mới. Tuy nhiên, chuyển đổi số ngành du lịch (Du lịch số) đang gặp nhiều khó khăn trong đại dịch COVID-19.

vvt_7518.jpg
Các đại biểu bấm nút kích hoạt dự án

"Chính vì thế việc xây dựng ra các mô hình kết nối du lịch, xây dựng dữ liệu thị trường bằng sự hỗ trợ của công nghệ là việc làm cần thiết lúc này của ngành. Chuyển đổi số giúp công ty giảm chi phí đầu ra và thích ứng linh hoạt với sự biến thiên của thị trường. Việc xây dựng, xuất bản sách ảnh gắn liền với hành trình di sản của áo dài Việt Nam trong 63 tỉnh thành trên cả nước sẽ góp phần nâng cao cũng như đưa được hình ảnh của đất nước Việt Nam tới khắp 5 châu với bạn bè quốc tế", bà Nhung nói.

vvt_7643(1).jpg
Bà Nguyễn Thủy - Đại sứ của dự án

Về xúc tiến thương mại trong chuyển đổi số, một số giải pháp cũng đã được giới thiệu tại buổi lễ. Đó là giải pháp chuyển đổi số trong ngành khách sạn của ông Tim Dương - Nhà sáng lập Emerging Capital Group (ECG); “Metaverse - Trung tâm thương mại ảo”, nơi khách hàng có thể ngồi ở bất kỳ đâu mà vẫn có thể tham quan sản phẩm, trải nghiệm dịch vụ và doanh nghiệp có thể quản lý dễ dàng mà vẫn tiết kiệm được chi phí do ông Daika Ginza (Nhà sáng lập, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Hệ sinh thái UniWorld) giới thiệu; và nền tảng Azama cung ứng giải pháp Loyalty trên nền tảng blockchain hỗ trợ chăm sóc hậu mãi khách hàng thân thiết do ông Henry Nguyễn (Đồng sáng lập và Giám đốc Công nghệ mảng Blockchain hệ sinh thái UniWorld) trình bày.

Trong khuôn khổ buổi lễ cũng đã diễn ra chương trình ca nhạc chào mừng, trình diễn bộ sưu tập áo dài chủ đề múa rối nước của nhà thiết kế Nhật Thực, triển lãm ảnh về áo dài và những di sản văn hóa tại một số tỉnh thành.

Bài liên quan
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
một giờ trước Theo dòng thời sự
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25.11.2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quảng bá du lịch Việt Nam gắn với di sản, văn hóa và chuyển đổi số