Sáng 14.6, với đa số ý kiến tán thành, Quốc hội chính thức thông qua quy định “đã uống rượu, bia thì không được điều khiển phương tiện giao thông” trong Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Quốc hội tán thành và thông qua quy định 'đã uống rượu bia thì không lái xe'

Hải Yến | 14/06/2019, 13:22

Sáng 14.6, với đa số ý kiến tán thành, Quốc hội chính thức thông qua quy định “đã uống rượu, bia thì không được điều khiển phương tiện giao thông” trong Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Đây là đạo luật được cử tri đặc biệt quan tâm khi cấm người điều khiển phương tiện giao thông sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông. Trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo luật, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn ThúyAnh cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thực hiện xin ý kiến các vị đại biểu Quốc hội 2 phương án, trong đó phương án cấm người sử dụng rượu, bia điều khiển phương tiện giao thông là phương án 1. Nhưng các phương án này đều không đạt được trên 50% đại biểu Quốc hội tán thành.

Thông thường, với kết quả xin ý kiến trên thì các khoản quy định sẽ không được thể hiện trong dự thảo. Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, trong tình hình ngày càng xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông có liên quan đến việc sử dụng rượu, bia gây ra hậu quả rất nghiêm trọng thì việc quy định cấm “Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”, tức là đã uống rượu, bia thì không được điều khiển phương tiện giao thông là cần thiết.

Kết quả Quốc hội biểu quyết thông qua quy định "đã uống rượu, bia là không lái xe"

“Quy định này sẽ mở rộng đối tượng không được uống rượu, bia khi tham gia giao thông và tạo chế tài nghiêm khắc để xử lý nghiêm minh người vi phạm, đáp ứng nguyện vọng của cử tri và đại biểu Quốc hội, thể hiện quyết tâm của Quốc hội, của Chính phủ trong việc ngăn chặn các vụ tai nạn giao thông” -báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh.

Chính vì thế, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, trong tình hình ngày càng xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông có liên quan đến việc sử dụng rượu, bia gây ra hậu quả rất nghiêm trọng thì việc quy định cấm “Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”, tức là đã uống rượu, bia thì không được điều khiển phương tiện giao thông là cần thiết. Kết quả biểu quyết tại Quốc hội, 374 đại biểu bỏ phiếu thuận chiếm 77,27% và 54 đại biểu bỏ phiếu chống. Toàn bộ Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia cũng đã được thông qua với đa số phiếu thuận (84,3%).

Theo bà Nguyễn Thúy Anh, quy định này sẽ mở rộng đối tượng không được uống rượu, bia khi tham gia giao thông và tạo chế tài nghiêm khắc để xử lý nghiêm minh người vi phạm, đáp ứng nguyện vọng của cử tri và đại biểu Quốc hội, thể hiện quyết tâm của Quốc hội, của Chính phủ trong việc ngăn chặn các vụ tai nạn giao thông.

Trước đó, ngày 3.6, cả 2 phương án "Cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc khí thở có nồng độ cồn" và "Cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc khí thở có nồng độ cồn vượt mức quy định của pháp luật về an toàn giao thông" đều không nhận được nổi 50% số đại biểu đồng ý. Phương án 1 chỉ nhận được 224/440 (46,28%) đại biểu tham gia bỏ phiếu đồng thuận trong khi phương án 2 nhận được 214/432 phiếu thuận (44,21%).

Dạ Thảo - Ảnh: Quochoi.vn
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cuộc họp Thủ tướng ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia
5 giờ trước Sự kiện
Chiều 22.2, nhân dịp tham dự Cuộc gặp giữa ba người đứng đầu ba Đảng Việt Nam, Campuchia và Lào tại TP.HCM, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Campuchia Hun Manet và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhằm quán triệt các nội dung thỏa thuận tại kết luận của cuộc gặp giữa ba người đứng đầu ba đảng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quốc hội tán thành và thông qua quy định 'đã uống rượu bia thì không lái xe'