Để hoàn thành mục tiêu có 3.000km đường cao tốc năm vào 2025 và 5.000km năm 2030, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan hằng tháng giao ban để xử lý mọi khó khăn; không đùn đẩy, né tránh...

Quyết liệt có được 5.000km đường cao tốc vào năm 2030

Lam Thanh | 25/11/2023, 16:22

Để hoàn thành mục tiêu có 3.000km đường cao tốc năm vào 2025 và 5.000km năm 2030, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan hằng tháng giao ban để xử lý mọi khó khăn; không đùn đẩy, né tránh...

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định bổ sung thêm 10 công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT, gồm các dự án đường bộ cao tốc: Tuyên Quang - Hà Giang, Hòa Liên - Túy Loan, Dầu Giây - Tân Phú, Tân Phú - Bảo Lộc, Bảo Lộc - Liên Khương, TP.HCM - Chơn Thành, Cao Lãnh - An Hữu, Mỹ An - Cao Lãnh.

Như vậy, đến nay, có 86 dự án/dự án thành phần trên địa phận 48 tỉnh thành thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT (BCĐ).

Tại cuộc họp của BCĐ ngày 25.11, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết Chính phủ sẽ tập trung phân cấp, ủy quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực phù hợp, tăng cường kiểm tra, giám sát.

Theo Thủ tướng, trước đây, khi chúng ta chưa có nhiều tuyến đường, đặc biệt chưa có các tuyến cao tốc, Bộ GTVT có thể trực tiếp quản lý, hình thành các hạt quản lý đường bộ. Song, hiện nay đã có nhiều tuyến đường hơn, tới hàng chục nghìn cây số, thì phải đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền.

Thủ tướng lấy ví dụ, sau khi làm xong một tuyến đường thì Bộ GTVT có thể bàn giao cho địa phương quản lý, phát huy tính chủ động, sáng tạo, kịp thời của các địa phương.

Thủ tướng ghi nhận thời gian qua các bộ ngành, địa phương đã tích cực triển khai những nhiệm vụ được giao với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, nhiều vướng mắc đã được tháo gỡ, tiến độ cơ bản đáp ứng được yêu cầu.

tt-1.jpeg
Ban Chỉ đạo nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT họp ngày 25.11

Đặc biệt, chúng ta đã khởi công gói thầu nhà ga hành khách Cảng hàng không quốc tế Long Thành và nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đây là hai dự án có ý nghĩa rất lớn với vùng kinh tế trọng điểm phía nam; khởi công dự án đường cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang đoạn qua tỉnh Tuyên Quang, khánh thành 2 dự án quốc lộ 45 - Nghi Sơn và Nghi Sơn - Diễn Châu thuộc dự án cao tốc Bắc - Nam phía đông thời kỳ 2017-2020.

Tuy vậy, nhiều dự án đã khởi công nhưng tiến độ triển khai còn chậm do các nguyên nhân như bố trí nguồn nguyên vật liệu, giải phóng mặt bằng, chuyển mục đích sử dụng rừng, thời tiết những tháng qua là mùa mưa…

Để triển khai các dự án bảo đảm chất lượng, hoàn thành mục tiêu có 3.000km đường cao tốc vào năm 2025 và 5.000km vào năm 2030, Thủ tướng yêu cầu các cơ quan liên quan hằng tháng giao ban để xử lý mọi khó khăn, vướng mắc, giảm bớt các thủ tục hành chính; không đùn đẩy, không né tránh, kịp thời báo cáo các vấn đề vượt thẩm quyền.

Về vật liệu xây dựng, Thủ tướng yêu cầu các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long căn cứ trên nhu cầu các dự án đã được Bộ GTVT, Bộ TN-MT thống nhất để bố trí nguồn cung bảo đảm tiến độ các dự án trên nguyên tắc vì lợi ích chung của cả khu vực.

Thủ tướng cũng giao các bộ khẩn trương có kết luận về việc sử dụng cát biển làm nguyên vật liệu san lấp, hoàn thành trong tháng 12.2023.

Bộ TN-MT cũng được giao rà soát, thống kê cụ thể số lượng các mỏ đã được giao trực tiếp cho chủ đầu tư và nhà thầu. Các địa phương phải cử cán bộ tham gia cùng chủ đầu tư, nhà thầu làm việc, thỏa thuận với các chủ sở hữu về giá chuyển nhượng, thuê đất bảo đảm phù hợp với mặt bằng giá bồi thường của Nhà nước quy định.

“Không để xảy ra tình trạng đầu cơ, nâng giá, ép giá; có chế tài để xử lý các trường hợp cố tình nâng giá, ép giá, đầu cơ đất khu vực mỏ”, Thủ tướng lưu ý.

tt-2.jpeg
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại cuộc họp

Về công tác giải phóng mặt bằng, Thủ tướng yêu cầu các địa phương giải quyết dứt điểm theo tiến độ yêu cầu của Chính phủ, trong đó tập trung vào việc xây dựng các khu tái định cư, ổn định cuộc sống người dân; cần quyết liệt triển khai để người dân có nơi ở mới tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân.

Tại cuộc họp, Thủ tướng Chính phủ cũng giao Bộ Tài chính sớm có ý kiến về đánh giá tác động của khoản vay ODA và vay ưu đãi của dự án đường sắt đô thị Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo đối với các chỉ tiêu an toàn nợ công; sớm hoàn thiện các thủ tục điều chỉnh gia hạn các khoản vay ODA của các nhà tài trợ cho dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội; sớm có ý kiến chính thức đối với phía Nhật Bản về gia hạn hiệp định vay lần 2 cho dự án Bến Lức - Long Thành.

Ngoài ra, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cần đẩy nhanh thủ tục di dời những đường điện cao thế cần di dời để đáp ứng tiến độ thi công các dự án. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an nếu có các công trình liên quan phải triển khai nhanh các thủ tục để bàn giao mặt bằng.

Bài liên quan
Sau 1 năm thi công, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu qua Đồng Nai hiện ra sao?
Sau hơn 1 năm thi công, dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đoạn qua tỉnh Đồng Nai vẫn gặp khó khăn do vướng công tác giải phóng mặt bằng và vật liệu đất lắp.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
7 phút trước Theo dòng thời sự
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25.11.2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quyết liệt có được 5.000km đường cao tốc vào năm 2030