Dự án 4 con đường huyết mạch ở khu đô thị mới Thủ Thiêm được chủ đầu tư là Đại Quang Minh khởi công từ tháng 6.2013, nhưng sau 5 năm thì hiện con đường lớn nhất (đại lộ Vòng cung) vẫn dở dang nhiều đoạn.

Sau 5 năm, 4 con đường ngàn tỉ/mét vuông của Thủ Thiêm vẫn chậm tiến độ

Zing | 11/05/2018, 09:36

Dự án 4 con đường huyết mạch ở khu đô thị mới Thủ Thiêm được chủ đầu tư là Đại Quang Minh khởi công từ tháng 6.2013, nhưng sau 5 năm thì hiện con đường lớn nhất (đại lộ Vòng cung) vẫn dở dang nhiều đoạn.

Bốn con đườngtại khu đô thị mới Thủ Thiêm vớitổng chiều dài 11,9km đã được TP.HCM giao cho Công ty cổ phần Bất động sản Đại Quang Minh (doanh nghiệp do tập đoàn Thaco đang nắm giữ 90% cổ phần) đầu tư xây dựng bằng hợp đồng BT.Dự áncòn bao gồm 10 cây cầu với tổng chiều dài khoảng 1,8km.

Với mức đầu tư 12.000 tỉ đồng thì đây được xem là dự án cóchi phí đầu tư xây dựng "đắt khủng khiếp", tính ra khoảng 1.000 tỷ đồng/km - gấp 5 lần cao tốc Bắc - Nam (khoảng 180 tỉđồng/km) và 4 lần cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (khoảng 250 tỉ đồng/km).

Các con đường này đặt được ký hiệu R1 (đại lộ Vòng cung), R2 (đường ven hồ trung tâm), R3 (đường ven sông Sài Gòn) và R4 (đường vùng châu thổ, đường châu thổ, đường ven sông - khu dân cư). Thời gian tối đa để hoàn thiện cả 4 conđường là 36 tháng kể từ ngày khởi công. Các con đường này được hoạch định là 4 tuyến huyết mạch, thúc đẩy sự phát triển và thu hút đầu tư cho khu Đô thị mới Thủ Thiêm.

Được khởi công từ tháng 6.2013, trong đó con đườnglớn nhất thuộcdự án mang ký hiệu R1dài 3,4km vẫn đang dở dang nhiều đoạn.R1 có mặt cắt ngang 55m, 6 làn xe.Đường này thuộc đường cấp 1, là trục xương sống kết nối các khu chức năng của Thủ Thiêm.Tại các phần đã thi công xong, đơn vị đầu tư đã cho trồng cây, lắp hệ thống chiếu sáng...Nhưng một đoạn dài của con đường giữa trung tâm khu đô thị (R1) hiện vẫn chỉ là nền đất. Hạng mục đường vượt qua cửa hầm Thủ Thiêm vẫn đang ngổn ngang.

Còn R2 tức đường Ven hồ trung tâmdài 3km, mặt cắt ngang 29,2m, đã hoàn thiện phần lớn chiều dài. Tuyến này thuộc đường cấp 2, kết nối từ đường Trần Não đến khu phức hợp thể thao - giải trí. Đường này gần như không phải giải phóng mặt bằng nhưng phía Đại Quang Minh cho biết tính ra họ phải đầu tư mỗi km đường khoảng 1.000 tỉđồng.

Tại cây cầu số 8 cuối R2 kết nối với đường Trần Não, Lượng Định Của cũng dừng thi công hơn 2 năm qua. Tại đây máy móc, vật liệu ngổn nganglâu ngày dẫn đến tình trạng gỉ sét, cỏ bao trùm. Bên cạnh đó, ở một số con đường phụ kết nối, vật liệu tập kết thành đống nhưng chưa có dấu hiệu tiếp tục thi công. Ảnh chụp tại hiện trường ngày 9.5 cho thấy tại nhiều hạng mục chỉ lác đác máy móc, công nhân làm việc.

Tạiđường ven sông Sài Gònký hiệu R3 dài 3km, mặt cắt ngang 28,1m, hiện đoạn từ hầm Thủ Thiêm tới cầu Thủ Thiêm 2 vẫn chưa tiếp tục thi công.

Phía chủ đầu tư cho biết một số đoạn, hạng mục của các tuyến đường đang dở dang, ngừng thi công hàng năm trời vì chưa hoàn thiện giải phóng mặt bằng. Như đoạn cầu số 3 đoạn cuối đại lộ Vòng cung kết nối với đường Trần Não giữ nguyên hiện trạng đã hơn 1 năm qua. Lâu nay, khu vực này trở thành nơi đổ trộm rác, xà bần.

Đường vùng châu thổ R4 dài 2,5km, mặt cắt ngang 11,6m kết nối các khu đất phát triển trong vùng ngập nước phía nam khu đô thị. Đường này nối từ đại lộ Vòng cung chạy vòng qua khu đô thị Sala tới đại lộ Mai Chí Thọ. Đoạn đường 2 làn xe này chủ yếu được xây dựng trên khu vực ngập nước, lau sậy ở phía nam Thủ Thiêm.

1.000 tỉ đồng/m2là "đắt khủng khiếp"

Theo các chuyên gia xây dựng, nếu chủ đầu tư lấy lý do việc xây dựng trên nền đất yếu tại Thủ Thiêm có thể đẩy chi phí lên cao, thì có thể so sánh với cao tốc TP.HCM - Trung Lương. Cao tốc này đầu tư vào khoảng 9,9 triệu USD/km (220 tỈđồng/km) và nổi tiếng là đi qua các vùng đất yếu, đất ngập nước của Đồng bằng Sông Cửu Long.

Nói về việc làm đường trên nền đất yếu, lãnh đạo một doanh nghiệp xây dựng xingiấu tên nói suất đầu tư đường cấp I đồng bằng tại Đồng bằng sông Cửu Long cũng chỉ khoảng 200 tỈđồng/km.Doanh nghiệp này cũng mới xử lý một đoạn đường nền đất yếu nhất đi qua vùng đầm lầy dài 2km trên dự án cao tốc Hải Phòng - Hạ Long - Vân Đồn với giá... trên 200 tỉđồng/km dù đã sử dụngcông nghệ mới nhấtnhư làm sân bay."1.000 tỉđồng là đắt khủng khiếp, đắt nhất hành tinh đây rồi”, đại diện doanh nghiệp này nói.

"Có đắt cũng phải chấp nhận"

Trước đó, ông Trần Bá Dương - Chủ tịch HĐQT Đại Quang Minh lý giải: "Các chuyên gia có thể căn cứ trên nguyên tắc chung nhưng ở đây họ quên rằng chúng tôi phải xử lý nền đất yếu. Đây là giải pháp tốn nhiều chi phí nhất vì khối lượng vật liệu từ cát, xi măng, cọc nhồi giá rất cao với khối lượng lớn. Chúng tôi cũng phải đầu tư toàn bộ hạ tầng kỹ thuật được ngầm hóa toàn bộ từ điện, viễn thông, cấp thoát nước...

Ngoài racòn có 11 cây cầu, trong đó có 2 cầu cạn có chiều dài 1,8 km và một cây cầu dầm thép bắc qua hầm vượt sông Sài Gòn có chiều dài 100 m; một cây cầu vượt qua Quảng trường trung tâm rộng 55 m vượt nhịp 38 m (sử dụng bê tông siêu cường lực UHPC) đảm bảo cho các lễ hội duyệt binh, diễu hành... chưa kể chi phí về lãi suất, trượt giá.

Khi được so sánh với chi phí đầu tư cao tốc Bến Lức - Long Thành, con đường được cho là có nền đất yếu tương tự thìvẫn rẻ hơn rất nhiều so với 4 con đường của Đại Quang Minh ở Thủ Thiêm thì ông Trần Bá Dương nói:

"Cùng là nền đất yếu nhưng ở Thủ Thiêm có kết cấu địa chất phức tạp nên việc xử lý hoàn toàn khác nhau. Nếu nói 4 tuyến đường này đắt thì cũng phải chấp nhận vì quá trình thi công có nhiều chi tiết phải xử lý đã đội giá thành lên rất cao. Quá trình này kỳ công mà không ai hình dung ra được phải làm từng mét vuông một và mất rất nhiều thời gian chi phí rất nhiều".

Và ông nóisẵn sàng công khai những chi tiết thiết kế, thi công, hạch toán vật tư để thấy mức đầu tư cho mỗi km đường có giá bao nhiêu lên Facebook.

A.Thưtổng hợp từ Zing
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
một giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sau 5 năm, 4 con đường ngàn tỉ/mét vuông của Thủ Thiêm vẫn chậm tiến độ