Mục tiêu tiếp theo của thái tử Ả Rập Saudi có vẻ như sẽ là Iraq, quốc gia đang phản ứng mạnh mẽ về việc cô lập Qatar cũng như chính sách đặt lợi ích của mình lên hàng đầu ngày càng quá đà của Ả Rập Saudi trong các vấn đề nội bộ của OPEC.

Sau Qatar, đến lượt Iraq có mâu thuẫn gay gắt với Ả Rập Saudi

22/06/2017, 06:11

Mục tiêu tiếp theo của thái tử Ả Rập Saudi có vẻ như sẽ là Iraq, quốc gia đang phản ứng mạnh mẽ về việc cô lập Qatar cũng như chính sách đặt lợi ích của mình lên hàng đầu ngày càng quá đà của Ả Rập Saudi trong các vấn đề nội bộ của OPEC.

Quân đội Ả Rập Saudi canh biên giới với Iraq

Sự thăng tiến và gia tăng quyền lực mạnh mẽ của Mohammed bin Salman với tư cách thái tử của Ả Rập Saudi trong thời gian vừa qua đang tạo ra những biến động lớn ở khu vực Trung Đông, với đỉnh điểm là việc dẫn đầu kế hoạch cô lập quốc gia nhỏ bé Qatar vốn cũng là thành viên của OPEC. Và khi tất cả đều đang dự đoán về việc một liên minh mới sẽ được thành lập ở khu vực giữa Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan và Qatar thì có vẻ như Mohammed bin Salman vẫn chưa dừng lại. Mục tiêu tiếp theo của thái tử Ả Rập Saudi có vẻ như sẽ là Iraq, quốc gia đang phản ứng mạnh mẽ về việc cô lập Qatar cũng như chính sách đặt lợi ích của mình lên hàng đầu ngày càng quá đà của Ả Rập Saudi trong các vấn đề nội bộ của OPEC.

Việc thái tử Mohammed bin Salman tìm cách gia tăng sức mạnh và ảnh hưởng của Ả Rập Saudi sau khi được Quốc vương Salman giao trọng trách điều hành đất nước không phải là điều gì mới mẻ với các nước láng giềng ở khu vực Trung Đông. Bin Salman được xem là người đã đứng đầu các chiến dịch quân sự chống lại lực lượng nổi dậy ở nước láng giềng Yemen do Iran hậu thuẫn. Vị thái tử này cũng được xem là CEO trong kế hoạch tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế của Ả Rập Saudi từ chỗ phụ thuộc nặng nề vào dầu lửa sang một hình thái đa dạng hơn với tổng số vốn khoảng 3.000 tỉ USD ở thời điểm hiện tại.

Một thực tế ít người biết tới khác về Mohammed bin Salman, là chính vị thái tử này là người đứng sau chi phối các chính sách về dầu lửa của Ả Rập Saudi cũng như của OPEC trong 2 năm trở lại đây. Trong số đó có các chính sách không cắt giảm sản lượng khai thác chung của OPEC nhằm đánh bại các doanh nghiệp dầu đá phiến Mỹ, cũng như kế hoạch cắt giảm sản lượng chung nhằm vực dậy giá dầu ở Vienna vào tháng 11 năm ngoái.

Ả Rập Saudi dưới thời Bin Salman cũng ngày càng sẵn sàng hơn trong việc theo đuổi lợi ích riêng trong mối quan hệ với các nước thành viên khác của OPEC. 2 mỏ dầu khai thác chung giữa Ả Rập Saudi và Kuwait với tổng sản lượng lên tới 500.000 thùng/ngày đã lần lượt bị đóng cửa vào cuối năm 2014, đầu năm 2015 và không có dấu hiệu đến khi nào sẽ mở cửa trở lại. Tập đoàn dầu khí quốc gia của Ả Rập Saudi là Aramco cho biết lý do đóng cửa 2 mỏ dầu trên là do e ngại tác động về môi trường, trong khi Kuwait cho rằng lý do chính là sự trừng phạt do nước này đã không tham gia hỗ trợ cho quân đội Ả Rập Saudi tham chiến ở Yemen.

Đỉnh điểm cho sự gia tăng quyền lực và chính sách cứng rắn của Mohammed bin Salman là dẫn đầu kế hoạch cô lập Qatar cùng với UAE, Ai Cập và Bahrain. Lý do chính thức được đưa ra là vì Qatar đã hỗ trợ cho các lực lượng khủng bố, nhưng có vẻ như lý do thực sự là vì Riyadh không hài lòng về mối quan hệ khá mật thiết giữa Qatar và Iran. Ở thời điểm hiện tại, Qatar vẫn được cho là đang chờ đợi những yêu sách từ phía Ả Rập Saudi để bình thường hóa quan hệ, trong đó hẳn có vấn đề giảm ảnh hưởng của Iran. Rõ ràng, mối quan hệ kinh tế với các nước vùng Vịnh trong tầm ảnh hưởng của Ả Rập Saudi quan trọng với Qatar hơn là với Iran nhiều.

Những điều này là lý do vì sao trong trường hợp xấu nhất, mục tiêu tiếp theo của Riyadh có thể sẽ là Iraq. Phản ứng lại việc Ả Rập Saudi đang ngày càng thâu tóm nhiều lợi ích hơn từ xuất khẩu dầu lửa trong các nước OPEC, Iraq đang lên kế hoạch gia tăng sản lượng khai thác bất chấp định mức cắt giảm được phân bổ trong thỏa thuận ở Vienna. Điều này có thể khiến Riyadh nổi giận khi đang đe dọa làm giá dầu sụt giảm mạnh hơn nữa, một việc có thể gây tổn hại kinh tế lớn cho Ả Rập Saudi.

Ngoài ra, Iraq cũng nằm trong số các nước chịu ảnh hưởng khá lớn từ Iran cùng với Qatar. Chính các lực lượng dân quân thân Iran cùng với các đồng minh người Kurd đã đóng vai trò lớn nhất trong việc đẩy lùi IS tại Iraq chứ không phải quân đội nước này. Quan hệ thương mại giữa Iran và Iraq cũng ngày càng trở nên mật thiết. Theo báo cáo của tờ Tehran Times, tổng kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước đã tăng lên đáng kể đều đặn kể từ năm 2003 đến nay.

Nói cách khác, Iraq hội đủ các điều kiện để Ả Rập Saudi có thể ra lệnh trừng phạt tương tự như đã làm với Qatar. Và nếu như Qatar chấp nhận các yêu cầu do Riyadh đưa ra để bình thường hóa quan hệ với các quốc gia vùng Vịnh, thì đó có thể xem như một sự cảnh báo cho một sự trừng phạt sẽ diễn ra với Iraq, nếu nước này vẫn tỏ ra cứng đầu với Ả Rập Saudi.

Nhàn Đàm (theo Bloomberg)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
13 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sau Qatar, đến lượt Iraq có mâu thuẫn gay gắt với Ả Rập Saudi