Dù là chuyển giao bắt buộc, nhưng việc mua lại 3 ngân hàng 0 đồng thời gian qua vẫn gây nhiều tranh cãi. Theo đó, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật các tổ chức tín dụng (TCTD) sẽ siết chặt vấn đề này, các ngân hàng yếu kém không có khả năng phục hồi sẽ có nguy cơ bị phá sản.

Siết chặt việc mua lại ngân hàng 0 đồng

tuyetnhung | 23/08/2017, 17:17

Dù là chuyển giao bắt buộc, nhưng việc mua lại 3 ngân hàng 0 đồng thời gian qua vẫn gây nhiều tranh cãi. Theo đó, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật các tổ chức tín dụng (TCTD) sẽ siết chặt vấn đề này, các ngân hàng yếu kém không có khả năng phục hồi sẽ có nguy cơ bị phá sản.

Trong Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật các TCTD đang được NHNN xây dựng, ông Đoàn Thái Sơn - Vụ trưởng Vụ Pháp chế (NHNN) cho biết sẽ quy định chặt chẽ việc mua lại ngân hàng 0 đồng. Bởi lẽ, đây là việc chuyển giao bắt buộc, nhưng Luật các TCTD hiện hành quy định NHNN có quyền trực tiếp mua cổ phần bắt buộc song việc NHNN mua 3 ngân hàng 0 đồng thời gian qua vẫn gây nhiều tranh cãi.

Theo đó, các TCTD nằm trong diện không xây dựng được hoặc không được phê duyệt phương án phục hồi hoặc đã được phê duyệt phương án nhưng không phục hồi được; Không thực hiện được việc thay đổi tư cách pháp nhân (sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, vốn góp cho nhà đầu tư mới);Giá trị thực của vốn điều lệ và quỹ dự trữ ở mức âm; Có TCTD, nhà đầu tư khác đề nghị được nhận chuyển giao bắt buộc... đều phải chuyển giao bắt buộc với những quy định chặt chẽ hơn trong Dự thảo lần này.

Đáng chú ý, dự thảo lần này cũng quy định rõ thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và NHNN trong việc xử lý, cơ cấu lại TCTD được kiểm soát đặc biệt. Cụ thể, Chính phủ sẽ quyết định chủ trương, phê duyệt phương án phá sản, chuyển giao bắt buộc TCTD được kiểm soát đặc biệt theo đề nghị của NHNN.

Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương phục hồi, xử lý pháp nhân NHTM, ngân hàng HTX, công ty tài chính được kiểm soát đặc biệt và đưa ra mức cho vay đặc biệt với lãi uất ưu đãi với TCTD được kiểm soát đặc biêt theo đề nghị của NHNN, trừ phương án phá sản.

Có thể thấy, trong dự thảo lần này, rất nhiều quy định về kiểm soát đặc biệt các TCTD được đưa ra. Ông Sơn cho biết Dự thảo Luậtđược ban hành sẽ tạo cơ sở pháp lý cụ thể để xử lý căn bản và triệt để nợ xấu và các TCTD yếu kém bằng các hình thức phù hợp với cơ chế thị trường trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống; xử lý triệt để tình trạng sở hữu chéo, vốn ảo trong hoạt động của TCTD...

Song, các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Các TCTD sẽ không thay đổi trách nhiệm pháp lý của các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật dẫn đến tình trạng yếu kém của TCTD. Việc xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật của các tổ chức, cá nhân này được thực hiện theo quy định pháp luật.

Chia sẻ quan điểm và kinh nghiệm về phục hồi và xử lý ngân hàng của nhiều nước trên thế giới, đại diện ADB cho biết mỗi quốc gia cần chỉ định một cơ quan quản lý chịu trách nhiệm xử lý hoặc có thẩm quyền xử lý các ngân hàng trong phạm vi của cơ chế xử lý. Khi có nhiều cơ quan tham gia xử lý trong một quốc gia, cần quy định và phân công rõ về nhiệm vụ, vai trò và trách nhiệm của các cơ quan liên quan.

Đại diện ADB cũng cho biết thêm về các điều kiện tiến hành xử lý và phục hồi ngân hàng châu Âu. Đó là cơ quan có thẩm quyền sau khi tham vấn với cơ quan chịu trách nhiệm xử lý, thì sẽ xác định: Tổ chức sụp đổ hoặc có khả năng sụp đổ; Không có khả năng về việc các biện pháp thay thế từ khu vực tư nhân hoặc các hoạt động giám sát sẽ ngăn ngừa sự sụp đổ của tổ chức trong khoảng thời gian phù hợp; Các hành động xử lý cần thiết đối với lợi ích người dân.

Sau đó sẽ đưa ra các công cụ xử lý như: Bán hoạt động kinh doanh, tổ chức bắc cầu, phân chia tài sản, giảm hoặc chuyển đổi các khoản nợ gốc hoặc công cụ nợ và thanh toán cho các công cụ vốn thành cổ phiếu...

Trước những ý kiến đóng góp của ADB, đại diện Vụ Pháp chế cho biết sẽ tham khảo kinh nghiệm của một số nước để vận dụng có chọn lọc vào điều kiện thực tế của Việt Nam để xây dựng Dự thảo lần này.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
một giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Siết chặt việc mua lại ngân hàng 0 đồng