Smartphone (điện thoại thông minh) bùng nổ với các tính năng chụp ảnh đa dạng khiến những người thợ chụp ảnh dạo trên địa bàn tỉnh An Giang gặp không ít khó khăn để bám trụ với nghề.

Smartphone lên ngôi và 'tiếng thở dài' của thợ chụp ảnh dạo

Khang Duy | 02/10/2020, 12:43

Smartphone (điện thoại thông minh) bùng nổ với các tính năng chụp ảnh đa dạng khiến những người thợ chụp ảnh dạo trên địa bàn tỉnh An Giang gặp không ít khó khăn để bám trụ với nghề.

Theo ghi nhận của PV tại khu vực hồ Tà Pạ, thuộc xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, hiện chỉ còn khoảng 2-3 thợ chụp hình dạo, hầu hết đều đã cao tuổi. Dạo vài vòng xung quanh khu vực, PV bắt gặp một thợ chụp ảnh (65 tuổi, bắt đầu chụp ảnh từ năm 1990) đang ngồi trên xe máy, chăm chú nhìn các cặp đôiđứng tạo dáng chụp hình bằng smartphone.

Smartphone với các tính năng chụp ảnh đa dạng khiến những người thợ chụp ảnh gặp không ít khó khăn để bám trụ với nghề -Ảnh: Tô Văn

Ông trải lòng: “Thời gian trước, máy ảnh đắt đỏ lắm nên ít ai có điều kiện làm nghề chụp ảnh như tui. Ban đầu, tui chụp bằng máyCanon EOS D30, đây là giai đoạn phát triển của máy kỹ thuật số nên đòi hỏi người thợ phải nắm thật vững kỹ thuật chụp ảnh. Được một thời gian, tôi chuyển sang chụp bằng máy Canon 5DSR với 50MP, tốc độ chụp đạt chưa đến 5 hình/giây.

Thời gian đócó máy hiện đại tui chụp cho khách đến mỏi tay. Nhưng sợ nhất khâu rửa ảnh vì thườngbị khách trách hơi chậm. Lúc trước, việc rửa ảnh rất khó khăn, có thể nói là đến 1 tuần mới đến tay khách, còn bây giờ chụp xong là có thể lấy ngay tại chỗ”.

Dù đã bước sang tuổi lục tuần nhưng vào mỗi sáng tầm 7-8 giờ ông vẫn đều đặn ra khu vực hồ Tà Pạ để mong chụp ảnh cho du khách tham quan. “Hằng ngày ra đây chỉ có nắng và gió thôi, chụp ảnh chỉ muốn kiếm chút đỉnh tiền cà phê, tiêu vặt để khỏi xin con cái. Hơn nữa khi được cầm máy chụp ảnh cho khách là tui cảm thấy sung sướng lắm”,ông bộc bạch.

Một thợ chụp ảnh dạo tại hồ Tà Pạ trang bị bộ đồ nghề hơn 70 triệu đồng nhưng chưa lấy lại vốn - Ảnh: Tô Văn

Bây giờ chụp xong là có thể lấy ảnh ngay tại chỗ - Ảnh: Tô Văn

Ngót nghét 30 năm cầm máy ảnh, gương mặt ông đã sạm đi vì nắng, đôi mắt sụp mi và thoáng chút buồn khi nhìn những người trẻ xung quanh tự chụp ảnh cho nhau bằng điện thoại. Có lẽ người đàn ông này đang nhớ lại thời hưng thịnh của nghề chụp ảnh những nămtháng về trước.

“Thời thịnh nhất của thợ chụp ảnh là từ khoảng năm 1990 đến năm 2006. Thời ấy 1 ngày tôi chụp trên 100 kiểu, thu nhập cao lắmnên nuôi con cái, trang trải kinh tế gia đình khá thoải mái. Hồi xưatui đi chụp ở chùa Bà hoặc trên núi Cấm chứ không như bây giờ phải dạt về đây. Nhớ những mùa lễ tết, thợ chụp ảnh chúng tui kiếm tiền đầy túi”,ông chia sẻ.

Cũng ở khu vực hồ Tà Pạ, ông Nguyễn Văn Hải (56 tuổi, ngụ huyện Tri Tôn) là 1 thợ chụp ảnh lâu năm cho biết:“Giờ chỉ trông chờ khách quen hoặc khách đoàn chứ những người đi riêng lẻ ít ai chụp lắm, có mời cũng vậy thôi. Hiện nay khách tham quan chủ yếu là tự chụp ảnh bằng điện thoại di động nênthợ chụp ảnh chúng tôi cũng dần thất nghiệp”.

Ông Hải may mắn được 2 nữ du khách ở Cần Thơ thuê chụp ảnh với tiền công mỗi tấm là 50.000 đồng - Ảnh: Tô Văn

Ở chùa Vạn Linh trên núi Cấm thuộc ấp Vồ Đầu, xã An Hảo, huyện Tịnh Biênnhững ngày cuối tuần khách đến tham quan, chiêm bái rất đông. Dạo một vòng quanh khuôn viên chùa, PV phát hiện những người thợ chụp ảnh nơi đây đa số toàn là nữ giới. Có một điều đặc biệt là khi hỏi những thợ nữ chụp ảnh về tuổi nghề thì luôn nhận được những câu trả lời như: “Mới chụp ảnh gần đây thôi”.

Chị Nguyễn Cẩm Tú (35 tuổi, ngụ huyện Tịnh Biên) cho biết, để được vào chụp ảnh trong nơi đây thì những người thợ buộc phải qua trường lớp nhiếp ảnh sau đó nộp hồ sơ đăng ký với Ban quản lýkhu du lịch núi Cấm.

“Tuithích chụp ảnh từ nhỏ nên khi đến tuổi trưởng thành liền dành dụm đủ tiền mua 1 máy ảnh chuyên nghiệp rồi ra đây hành nghề khoảng vài năm. Chú biết không, khi chụp1 tấm ảnh mà khách khen đẹpthì thợ như tui vô cùng phấn khích. Hơn nữa khi vào đây chụp ảnh cho khách, tụi tui sẽ được hưởng không khí trong lành, đi bộ rèn luyện sức khỏe.

Nhưng nghề chụp ảnh dạo bây giờ lận đận lắm, nói không ngoa là muốn bỏ nghề để tìm việc khác để mưu sinh. Nhưng vì yêu việc chụp ảnh nên phải cố gắng bám trụ đến giờ”, chị Tú bộc bạch.

Cũng theo chị Tú, ngày cuối tuần ở đây khách đến đông nhưng việc có khách gọi chụp ảnh dường như rất ít, phải nói là “ế” triền miên. Ngày thường lác đác du khách, tình cảnh những người thợ chụp ảnh ở đây còn tệ hơn nữa.

“Nhìn qua lại chỉ thấy toàn thấy gương mặt thân quen của tụi tui và mấy anh bảo vệ. Nhiều khi cả tuần liền nhóm người thợ chụp ảnh ở đây không có lấy 1 kiểu ảnh của khách mà mỗi ngày đều phải tốn tiền ăn uống, đi lại và đóng hụi chết”, chị nói.

Tô Văn
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Smartphone lên ngôi và 'tiếng thở dài' của thợ chụp ảnh dạo