Đề án "Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Tri thức và kỹ thuật viết chữ trên lá Buông của người Khmer tỉnh An Giang đến năm 2030" vừa được UBND tỉnh An Giang phê duyệt có ý nghĩa lớn đối với cộng đồng người Khmer.

Số hóa di sản chữ viết trên lá Buông của người Khmer

Minh An | 13/11/2021, 15:13

Đề án "Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Tri thức và kỹ thuật viết chữ trên lá Buông của người Khmer tỉnh An Giang đến năm 2030" vừa được UBND tỉnh An Giang phê duyệt có ý nghĩa lớn đối với cộng đồng người Khmer.

UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư vừa ra Quyết định phê duyệt Đề án "Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Tri thức và kỹ thuật viết chữ trên lá Buông của người Khmer tỉnh An Giang đến năm 2030".

Theo đó, quyết định phê duyệt đề án nhằm bảo vệ và lưu truyền cho thế hệ sau những giá trị đặc sắc của di sản văn hóa phi vật thể tri thức và kỹ thuật viết chữ trên lá Buông của người Khmer, sự tham gia của người dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

Theo Đề án, giai đoạn 1 từ năm 2022 - 2026, An Giang sẽ tập trung đánh giá, tập hợp, xác minh, phân loại và chỉnh lý phục hồi di sản; nghiên cứu và xác định chữ viết trên lá Buông là tiếng Bali cổ hay tiếng Khmer cổ; hướng dẫn phương pháp bảo quản, gìn giữ các bản chữ viết trên lá Buông.

Giai đoạn này, tỉnh cũng sẽ tư liệu hóa và số hóa các di sản chữ viết trên lá Buông của người Khmer trên địa bàn An Giang; xây dựng mới các dị bản của một số bộ Kinh phục vụ cho công tác giáo dục di sản và phát triển du lịch; dịch thuật một số nội dung Kinh lá Buông; tăng cường việc quảng bá, phát huy di sản nhằm thu hút mọi nguồn lực của xã hội….

Giai đoạn 2 từ năm 2028 - 2033, An Giang xây dựng hồ sơ đăng ký công nhận di sản tư liệu tri thức và kỹ thuật viết chữ trên lá Buông của người Khmer ở tỉnh An Giang thuộc chương trình ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO.

Dân tộc Khmer là cộng đồng dân tộc thiểu số sinh sống lâu đời trên vùng đất An Giang, tập trung đông ở 2 huyện miền núi là Tri Tôn và Tịnh Biên, sở hữu kho tàng di sản văn hóa đặc sắc và đa dạng, trong đó có tri thức và kỹ thuật viết chữ trên lá Buông, đặc biệt là kinh Phật được viết trên lá Buông, gọi là Kinh lá Buông. 

Kinh lá Buông của người Khmer chứa đựng giá trị về kỹ thuật, mỹ thuật, nghệ thuật và có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh tín ngưỡng tôn giáo của đồng bào dân tộc Khmer. Ở An Giang, Kinh lá Buông hiện còn lưu giữ tại 30/65 chùa Khmer của hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, với trên 100 bộ Kinh Phật.

Dân tộc Khmer An Giang có 2 di sản văn hóa phi vật thể đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là Lễ hội đua bò Bảy Núi năm 2016, Tri thức và kỹ thuật viết chữ trên lá Buông của người Khmer ở hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên năm 2017.

Bài liên quan
Đổi mới sáng tạo là chìa khóa để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành thủy sản
Ngày 22.11, tại Cần Thơ, Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức GIZ phối hợp với Cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) tổ chức hội thảo khởi động dự án “Cải thiện hệ thống tuần hoàn nước phục vụ nuôi trồng thủy sản bền vững và Tham vấn các giải pháp đổi mới sáng tạo ngành tôm Việt Nam nhằm thúc đẩy kinh tế tuần hoàn” (viết tắt là Dự án).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Số hóa di sản chữ viết trên lá Buông của người Khmer