Mới đây, UBND huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên đã tổ lễ công bố “Nghề làm giày thêu của người Xạ Phang” trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Nghề làm giày thêu của người Xạ Phang trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Minh An | 12/11/2021, 15:58

Mới đây, UBND huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên đã tổ lễ công bố “Nghề làm giày thêu của người Xạ Phang” trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Với giá trị tiêu biểu, nghề làm giày thêu của người Xạ Phang được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 829/QĐ-BVHTTDL ngày 9.3.2021. Như vậy, đến nay tỉnh Điện Biên đã có 12 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Là 1 trong 19 cộng đồng dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Điện Biên, người Xạ Phang có dân số hơn 2.000 người, cư trú theo dòng họ trong các bản rải rác ở các huyện Mường Chà, Nậm Pồ, Tủa Chùa... Trong quá trình định cư, lập bản, đến nay, đồng bào Xạ Phang vẫn gìn giữ, bảo lưu được nhiều nét văn hóa truyền thống, độc đáo, đặc sắc trong lao động, sinh hoạt hàng ngày, trong đó có nghề làm giày thêu.

Nghề làm giày thêu (liển hài) của người Xạ Phang được thực hành, trao truyền trong gia đình, cộng đồng, không chỉ là truyền dạy tri thức, kỹ năng nghề nghiệp mà còn ẩn chứa những thông điệp nhân văn sâu sắc về lối sống tích cực, chăm chỉ, tính nhẫn nại và kiên trì của người Xạ Phang.

Giày của người Xạ Phang có nhiều loại dành chon am, nữ, cho người cao tuổi và giày dành riêng cho chú rể, cô dâu trong ngày cưới. Giày cho người cao tuổi và giày chú rể chỉ có màu đen, mũi tròn và kín. Còn giày cho nam và nữ, từ trung tuổi trở xuống đều là các đôi giày nhiều màu sắc, nhiều họa tiết. Ðiểm khác nhau giữa giày nam và giày nữ là giày nữ kín mũi, còn giày nam hở một phần phía trước và thân giày.

baodantoc.jpg
Phụ nữ Xạ Phang, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên đang thêu giày - Ảnh: Baodantoc

Để làm được một đôi giày thêu tốt, phải trải qua nhiều bước: chuẩn bị nguyên liệu, lựa chọn kiểu giày phù hợp với đối tượng sử dụng để cắt và khâu đế giày, tạo hình hoa văn và thêu hoa văn trên thân giày, khâu giáp thân giày, quai giày với đế để hoàn chỉnh giày.

Nguyên liệu chính để thực hiện một đôi giày gồm có: vải, mo tre, chỉ khâu, chỉ thêu, keo dán, giấy bản và kèm theo các dụng cụ như: kéo, dao nhỏ, kim khâu, kim thêu, cục sáp ong khô. Vải để khâu đế giày và thân giày phải là loại vải dày, dai, có độ bền (thường dùng vải dệt thủ công của người Thái). Chỉ khâu được làm từ vỏ một loại cây rừng (cây mà), là loại sợi săn chắc, dẻo, dai, ít thấm nước. Từ thân cây mà được chặt về, người Xạ Phang tước bóc bỏ phần lõi, lấy phần vỏ ngoài, giã cho dập và mềm, sau đó cho vào nồi nước luộc rồi phơi khô. Các sợi mỏng được xé nhỏ, nối với nhau và bện lại thành sợi nhỏ quấn vào thoi sợi và có thể sử dụng khi cần thiết.

Đôi giày của người Xạ Phang do những người phụ nữ tự khâu và thêu cho các thành viên trong gia đình sử dụng và tích lũy dùng dần. Chính vì vậy, ngay từ khi còn thiếu niên, các bé gái người Xạ Phang đã được các bà, các mẹ, các chị hướng dẫn việc may vá, thêu thùa, làm các đồ dùng sinh hoạt và trang phục cá nhân.

Để hoàn thiện một đôi giày thêu, người phụ nữ Xạ Phang phải mất thời gian khoảng trong khoảng thời gian từ 10 - 12 ngày.

Mỗi đôi giày hoàn thiện trở thành một tác phẩm nghệ thuật, trong đó ẩn chứa tình cảm, tâm tư và những ước mơ, hy vọng của người tạo ra nó. Ngoài ra, các nét riêng trên giày thể hiện sự khéo léo và tư duy sáng tạo của phụ nữ Xạ Phang.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Khu công nghiệp phát triển bền vững: Chặng đường còn xa
1 giờ trước Nhịp đập khoa học
Một khảo sát mới đây chỉ ra có tới 50% khu công nghiệp (KCN) chưa nghe đến khái niệm KCN phát triển bền vững, 77% KCN không có thông tin kiểm toán cấp doanh nghiệp (DN) về các mặt tài chính, xã hội và môi trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nghề làm giày thêu của người Xạ Phang trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia