Quan điểm của đại gia Nhật Bản là không khoe khoang tài sản, họ né tránh phô trương. Còn đại gia Việt Nam, đã có tiền thì họ thích chứng minh. Đó là sự khác biệt rõ rệt trong quan điểm của đại gia giữa hai quốc gia.

Sự khác biệt về cách tiêu tiền giữa đại gia Việt và Nhật Bản

Một Thế Giới | 17/10/2015, 07:00

Quan điểm của đại gia Nhật Bản là không khoe khoang tài sản, họ né tránh phô trương. Còn đại gia Việt Nam, đã có tiền thì họ thích chứng minh. Đó là sự khác biệt rõ rệt trong quan điểm của đại gia giữa hai quốc gia.

Có thể nhận thấy những khác biệt về cách tiêu tiền giữa đại gia Nhật Bản và đại gia Việt Nam ở các điểm sau:
Với đại gia Việt Nam, có 3 cách để chứng minh bạn là một đại gia, đó là chân dài, xế khủng và lâu đài. 
Ngược lại, quan điểm của đại gia Nhật Bản là không khoe khoang tài sản. Quan điểm này được căn cứ dựa trên lối sống lâu nay của người Nhật không muốn nổi bật giữa đám đông. 
Nhận định về đại gia Việt Nam, kiến trúc sư (KTS) Phạm Văn Chương (Giám đốc Công ty CP Tư vấn Kiến trúc AC), một trong những kiến trúc sư chuyên thiết kế lâu đài cho các đại gia Việt Nam từng chia sẻ với báo Một Thế Giới rằng, đại gia Việt Nam rất giàu và hầu hết họ muốn xây dựng lâu đài. Yêu cầu của họ là phải hoành tráng - bề thế - sang trọng. 
Chẳng hạn như đất phải rộng, không gian phải lớn, công trình phải nguy nga tráng lệ. Mọi vật liệu, thiết bị, hệ thống công nghệ cao như hệ thống điện thông minh điều khiển từ xa, tự động. Thang máy, bể bơi, phòng nghe nhạc xem phim, phòng tập thể hình, phòng xông hơi massage cao cấp. Rồi phải có sân thể thao, hệ thống ao hồ, sân vườn tiểu cảnh, hệ thống đèn chiếu sáng điều khiển theo thời tiết. 
Trong khi đó, giới nhà giàu Nhật Bản thì khác. Ở Nhật Bản bạn có thể sống ngay bên cạnh một đại gia mà bạn không hề biết họ là đại gia, bởi vì những ngôi nhà của họ cũng chỉ đơn sơ như của bạn. 
Trong nghiên cứu của mình, ông Atsushi Miura phát hiện rằng, người giàu Nhật đang né tránh phô trương. Họ không xây dựng biệt thự. Họ thường chi tiêu tiền vào những thứ họ thích và có xu hướng nghiêng về những thứ phi vật thể. 
Họ thường tiêu tiền vào nghệ thuật và các buổi hòa nhạc chứ không phải là những chiếc xe hạng sang hay món đồ trang sức đắt tiền. Họ thường đi du lịch và đặc biệt là đi du lịch trên biển.
Trong khi các đại gia Việt thường có tâm lý "sính ngoại", họ ưa thích sử dụng các món đồ nước ngoài để thể hiện đẳng cấp, như theo KTS Chương từng nhận định thì có những lâu đài của đại gia phải thiết kế phòng ngủ kiểu Tổng thống với chi phí cho phòng tắm nhiều tỉ đồng. Vật liệu gỗ thì phải là gỗ quý như gỗ Hương, gỗ Cẩm Lai, đá hoa cương phải nhập từ Ấn Độ, từ Pakistan, nội thất của Ý, của Pháp.... 
Mặt khác, theo khảo sát trực tuyến của hãng Niesel cho thấy, người Việt Nam mê hàng hiệu thứ ba thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ. Các đại gia Việt đặc biệt thích tiêu tiền vào các thương hiệu xa xỉ nổi tiếng trên thế giới và ăn những món sơn hào hải vị có từ nước ngoài. 
Trong khi đó, theo ông Miura, những người giàu ở Nhật thường có xu hướng tiêu xài tiền trong nước nhiều hơn. Họ mua mọi thứ và đi du lịch trong nước. Họ thích dùng loại rượu nihonshu (loại rượu nổi tiếng của Nhật Bản) hơn là rượu ngoại và họ thích các tác phẩm nghệ thuật của Nhật Bản hơn là của phương Tây. 
Các đại gia Nhật cho rằng, đây không chỉ đơn giản là vấn đề về thẩm mỹ. Đây chính là một biểu hiện của trách nhiệm công dân Nhật Bản.
Tuyết Nhung
Bài liên quan
Bộ Thương mại Mỹ: Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 8 của Mỹ
Bộ Thương mại Mỹ (USITC) công bố đầu tháng 11.2024, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 8 của Mỹ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
7 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sự khác biệt về cách tiêu tiền giữa đại gia Việt và Nhật Bản