Lý Thường Kiệt đã tận dụng tù binh để cho những việc nguy hiểm nhất. Trong cuộc chiến nhiều xương máu này, quân ta cũng mất đến vạn rưởi. Nếu không dùng tù binh công thành thì e rằng xương máu quân Đại Việt còn tốn hơn.

Ta đối xử với tù binh bắt được trên đất Trung Quốc thế nào?

02/10/2016, 06:23

Lý Thường Kiệt đã tận dụng tù binh để cho những việc nguy hiểm nhất. Trong cuộc chiến nhiều xương máu này, quân ta cũng mất đến vạn rưởi. Nếu không dùng tù binh công thành thì e rằng xương máu quân Đại Việt còn tốn hơn.

Kỳ 1: Thua tại Việt Nam, các tướng bị xử ra sao khi về Trung Quốc?

Chiến tranh Việt - Tống, 1075-1077 là tên gọi cuộc chiến tranh giữa nhà Lý nước Đại Việt và nhà Tống của Trung Quốc vào cuối thế kỷ 11 là một chương sử chói lọi trong dân tộc ta. Điểm khác biệt của cuộc chiến tranh này với các lần chiến tranh khác với phương Bắc là Lý Thường Kiệt đã chủ động tấn công phủ đầu để phá tan âm mưu xâm lược của nhà Tống.

Trong các chiến dịch đánh châu Khiêm, châu Liêm và hạ thành Ung châu thì quân ta bắt được nhiều tù binh nhà Tống. Nhờ cách đối xử khôn khéo mà quân ta đã tận dụng được các tù binh này để tiết kiệm xương máu, đặc biệt trong việc vây thành Ung châu. Có thể nói với các hàng binh nhà Tống, họ cũng đóng góp không nhỏ trong phần thắng của đại quân nước ta khi hạ thành Ung châu.

Năm 1075, Đại Việt đã huy động 10 vạn quân sang đánh phá căn cứ châu Ung của Tống, bao gồm cả lực lượng chính quy của triều đình lẫn quân của các thủ lĩnh dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc. Đạo quân của triều đình ở phía Đông do đích thân Lý Thường Kiệt chỉ huy, gồm cả thủy lục quân xuất phát từ vùng Móng Cái ngày nay tiến vào đất Tống nhằm tới châu Khâm.

Ngày 30 tháng 12 năm 1075, châu Khâm bị chiếm, Trần Vĩnh Thái và các thủ hạ Văn Lương, Ngô Phúc, Tưởng Cẩn, Tống Đạo đều bị bắt và bị giết. Ngày 2 tháng 1 năm 1076, châu Liêm thất thủ. Chúa các trại Như Tích và Để Trạo đều tử trận. Sử Trung Quốc gồm Việt kiệu thư nhà Minh và Thần Tông thực lục nói rằng "sau khi Liêm châu Thất thủ thì phía Tống bị bắt tới 8.000 tù binh dùng để đưa đồ vật cướp được xuống thuyền sau cũng bị đem giết hết".

Nhiều khả năng đây là cách sử Trung Quốc xuyên tạc chính sách tù binh của Đại Việt nhằm để cho quân lính khi đối mặt với quân ta thì quyết đấu đến chết chứ không đầu hàng. Trên thực tế, khi Lý Thường Kiệt dẫn quân vào đất Tống thì đã viết Phạt Tống lộ bố văn nêu rõ chính nghĩa của quân ta. Người đời sau kể rằng “dân Tống thấy lời tuyên cáo, đều vui mừng, đem trâu rượu khao quân ta. Từ đó, mỗi lúc dân Tống thấy hiệu cờ Thường Kiệt đàng xa, thì nói đó là quân của cha họ Lý người nước Nam; rồi cùng nhau bày hương án bái phục bên đường. Nhờ đó mà uy thanh quân ta lan khắp”. Do vậy, không thể có chuyện quân Lý Thường Kiệt giết hại tù binh chiến tranh như sử phương Bắc chép được.

Thêm bằng chứng rõ hơn về chính sách tù binh của quân Đại Việt khi đó là trận diệt viện binh Quế châu ở Côn Lôn. Khi đó, nhà Lý vây rát thành Ung châu. Tô Giám cho người mang lạp thư - thư viết vào giấy rồi bọc trong nến - mà ngậm vào miệng phá vòng vây ra báo cho Tống Cầu ở Quế Châu. Tống Cầu giục Trương Thủ Tiết đi gấp. Trương Thủ Tiết vốn không muốn đánh vì sợ nay bị ép thì đành bất đắc dĩ kéo quân đi, đến núi Hỏa Giáp rồi ra giữ ải Côn Lôn giữa châu Tân và châu Ung, cách Ung thành 40 cây số.

Lý Thường Kiệt biết tin viện binh Tống đến, bèn cho quân đón đánh. Ngày 4 tháng Giêng âm lịch, tức ngày 11 tháng 2 năm 1076, quân Lý kéo thẳng đến ải Côn Lôn, quân Tống hốt hoảng bỏ chạy. Trương Thủ Tiết, Nguyên Dụ, Trương Biện, Hứa Dự, Vương Trấn là các chỉ huy của lực lượng viện binh nhà Tống đều bị giết tại trận. Nhiều quân sĩ Tống đầu hàng quân ta.

Lý Thường Kiệt tận dụng ngay nguồn tù binh này trong trận vây đánh Ung châu. Tống sử và Tục tư trị thông giám chép: "Thành Ung Châu bị vây từ mồng mười tháng chạp năm trước, đến bấy giờ gần một tháng. Nhưng thành cao và chắc, Giám lại giỏi điều khiển binh lính. Quân Lý không sao lọt. Muốn dòm vào trong thành, quân Lý dùng vân thê, là một thứ thang bắc chuyền nối nhau rất cao, rồi sai các tù binh trèo lên mà trông vào thành. Bốn bề dựng thang. Thang vừa dựng, Giám sai bắn hỏa tiễn, tức là một thứ pháo thăng thiên, đốt cháy thang".

Như vậy, Lý Thường Kiệt đã tận dụng tù binh để cho những việc nguy hiểm nhất. Trong cuộc chiến nhiều xương máu này, quân ta cũng mất đến vạn rưởi. Nếu không dùng tù binh công thành thì e rằng xương máu quân Đại Việt còn tốn hơn. Các tù binh nhà Tống còn bày mưu cho ta để hạ thành Ung châu nhanh hơn. Điều đó có thể cho thấy tù binh nhà Tống cũng chán ngán triều đình quan quân thối nát Trung Quốc khi ấy.

Theo Tục tư trị thông giám. có tù binh bắt được ở Côn Lôn, tên Triệu Tú, bày cho ta dùng hỏa công, nghĩa là bắn các chất cháy như nhựa thông vào thành, trong thành thiếu nước, không thể chữa được cháy. Rồi khi ta vây thành đã 42 ngày, mà không sao phá được nên Lý Thường Kiệt sắp kéo quân lui. Lúc đó, lại có tù binh xui ta dùng phép thổ công: quân ta lấy đất bỏ vào bì, xếp chồng vào nhau thành bực thềm để lên thành. Bao đất chất hàng vạn, dần dần cao như núi. Chốc lát đã cao đến vài trượng. Quân Lý nối tiếp nhau như kiến mà trèo lên, rồi lọt vào trong thành. Ấy là ngày Canh Thìn 23 tháng giêng. Như vậy, nếu không có tù binh nhà Tống hiến kế và chồng đất làm thềm lên thành thì cũng khó hạ được Ung châu.

Sau khi hạ được Ung châu thì ta bắt được nhiều tù binh nhà Tống. Không hề có chuyện thảm sát nào cả vì dựa theo Tống sử, nhà sử học Hoàng Xuân Hãn viết: "Dân và quân Tống bị ta bắt đem về, được đưa tới ở Nghệ An, Thanh Hóa xa biên thùy Tống, kẻo khi quân Tống vào, các tù nhân ấy có thể theo quân Tống. Hạng trên 20 tuổi, phải khắc trên trán ba chữ Đầu nam triều nghĩa là hàng Nam triều. Hạng dưới 20 tuổi và trên 15 tuổi phải sung làm lính, và theo tục bấy giờ, phải khắc trên trán ba chữ Thiên tử binh. Còn đàn bà, con gái thì phải khắc vào cánh tay hai chữ Quan khách nghĩa là khách của nhà nước".

Tục tư trị thông giám chép thêm: "Các tù ấy hình như cũng không bị giam cầm nghiêm ngặt. Trong bọn tù có Triệu Tú, là người thuộc đội quân Trương Thủ Tiết, bị Thường Kiệt bắt ở ải Côn Lôn, và bày cho ta dùng hỏa công ở Ung Châu. Tháng 10 năm Bính Thìn (1076), bọn Triệu Tú, tất cả ba mươi người, từ trại Nghệ An trốn, cưỡi thuyền vượt bể để về bắc; nhưng gặp gió, bị giạt vào Lê Động ở đảo Hải Nam ngày nay".

Anh Tú

Xem thêm các chương chính

Kỳ 1: Từ cuộc chiến nội cung nhà Lý đến cuộc Bắc phạt phá Tống của Lý Thường Kiệt

Kỳ 2: Nhà Lý nhiều lần uy hiếp nhà Tống sau khi bị khiêu khích

Kỳ 3: Trước khi phạt Tống, Lý Thường Kiệt nam chinh đại phá Chiêm Thành

Kỳ 4: Chỉ có 7 vạn quân, Lý Thường Kiệt vẫn đánh phủ đầu 100 vạn quân Tống

Kỳ 5: Lý Thường Kiệt phạt Tống, tấn công toàn biên giới, chém tướng phá đồn

Kỳ 6: Lý Thường Kiệt vượt Thập Vạn đại sơn, bắt sống hàng ngàn tù binh Tống

Kỳ 7: Lý Thường Kiệt dùng tượng binh, máy bắn đá công phá Ung châu

Kỳ 8: Lý Thường Kiệt hạ thành Ung châu, xác quân Tống chất cao như núi

Kỳ 9: Bị Lý Thường Kiệt phá Ung châu, triều Tống mang vũ khí tối tân nhất đối phó Đại Việt

Kỳ 10: Lý Thường Kiệt dùng lính thủy đánh bộ chống quân Tống

Kỳ 11: Lý Thường Kiệt dùng gián điệp, vua Tống hoang mang

Kỳ 12: Tượng binh Đại Việt đối đầu với chiến thuật biển người của nhà Tống

Kỳ 13: Lý Thường Kiệt và cuộc đại khai sát giới quân Tống trước cửa Bạch Đằng

Kỳ 14: Lý Thường Kiệt bày hiểm trận, nhà Tống quyết nướng quân

Kỳ 15: Sử Tống kể chuyện quân Tống bị làm thịt khi sang xâm phạm Đại Việt

Kỳ 16: Lý Thường Kiệt siết vòng vây, hàng vạn quân Tống chôn chân chờ chết

Kỳ 17: Việt - Tống nghị hòa, lân bang kinh hãi

Kỳ 18: Thua trận, nhà Tống còn đòi bắt Lý Thường Kiệt như tội phạm chiến tranh​

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng về tới Hà Nội, kết thúc chuyến công tác tại Brazil và Dominicana
1 giờ trước Sự kiện
Chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới Brazil và tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20, thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana đã thành công tốt đẹp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ta đối xử với tù binh bắt được trên đất Trung Quốc thế nào?