Khi một người bị bệnh thì nhận thức về thời gian của người đó bị sai lệch. Một nghiên cứu của nhà sinh học Seth Blackshaw ở Đại học Johns Hopkins đã giúp tìm ra nguyên nhân của hiện tượng này.
Khi bị bệnh, nhiệt độ cơ thể cao khiến các tế bào nhất định trong não ngừng hoạt động. Đó chính là những tế bào cho phép định hướng trong thời gian, giúp con người xác định ngày hay đêm. Các tế bào và cái gọi là “nhân giám sát” của các tế bào não đó bị ánh sáng và nhiệt tác động. Nếu mọi thứ đều rõ ràng đối với ánh sáng (tức là vào ban đêm khi bóng tối bao trùm, cơ thể muốn ngủ) thì khái niệm nhiệt độ đúng là mơ hồ hơn.
Như vậy, hoạt động của các tế bào và các hợp chất do chúng tiết ra phụ thuộc vào thời gian trong ngày. Các nhà khoa học đã phát hiện ra gien LHX1 kiểm soát hoạt động của những tế bào thần kinh và phát triển công nghệliệu pháp gien, tách gien đó ra khỏi “nhân giám sát” nói trên.
Việc loại bỏ gien LHX1 khiến những con chuột thí nghiệm bị mất cảm giác thời gian, chu kỳ ngủ-thức của chúngtrở nên hỗn loạn. Đồng thời đã có một phản ứng bất thường với sự tăng hoặc giảm của nhiệt độ cơ thể. Nhiệt độ tăng hoặc giảm đáng kể đều làm rối loạn chu kỳ ngủ-thức. Đây chính là lý do giải thích tại sao khi bị bệnh, lên cơn sốt và nhiệt độ tăng cao làm đồng hồ sinh học loạn nhịp, khiến người bệnh mất cảm giác ngày và đêm.
Công trình nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Current Biologyvà tạo ra rất nhiều cơ hội. Tác động đến gien LHX1 (như phong tỏa gien đó chẳng hạn) và “nhân giám sát” của các tế bào não không chỉ giúp chữa khỏi bệnh mất ngủ mạn tính, mà còn giúp để đối phó với jet lag - sự mệt mỏi xảy ra sau một chuyến bay dài xuyên qua nhiều vĩ tuyến theo hướng từ đông sang tây hoặc từ tây sang đông. Các nhà sinh học tin chắc rằng việc tạm thời phong tỏa gien LHX1 sau chuyến bay đến khu vực thuộc múi giờ khác cho phép thích ứng nhanh hơn với cuộc sống trong những điều kiện mới.
Vũ Trung Hương