Đối với nhiều người, chuyện “ăn sạch” dường như chỉ dừng lại ở việc lựa chọn thực phẩm sạch chứ chưa chú ý đến những dụng cụ có liên quan trực tiếp đến quá trình chế biến thực phẩm đó như nồi, chảo, đũa, chén, đặc biệt là chiếc thớt dùng để cắt, thái thức ăn. Chính vì không quan tâm nên chuyện dùng một chiếc thớt cả năm không thay mới vẫn đang là thói quen của nhiều gia đình.

Tại sao không nên dùng thớt gỗ bị mốc?

26/04/2020, 10:29

Đối với nhiều người, chuyện “ăn sạch” dường như chỉ dừng lại ở việc lựa chọn thực phẩm sạch chứ chưa chú ý đến những dụng cụ có liên quan trực tiếp đến quá trình chế biến thực phẩm đó như nồi, chảo, đũa, chén, đặc biệt là chiếc thớt dùng để cắt, thái thức ăn. Chính vì không quan tâm nên chuyện dùng một chiếc thớt cả năm không thay mới vẫn đang là thói quen của nhiều gia đình.

Thớt gỗ là loại thớt khá phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong mọi nhà bếp. Ưu điểm của nó là có độ đàn hồi, nặng, giúp băm chặt thức ăn dễ dàng. Tuy nhiên, sử dụng thớt gỗ lại có nhược điểm là dễ cong, nứt, thấm mùi nguyên liệu và thấm nước, lâu sẽ bị rỉ và mốc.

Thớt dùng lâu năm thường ẩn chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh, trong đó độc tố nấm aflatoxin sinh ra từ nấm mốc được xem là nguy hiểm nhất đối với sức khỏe và thớt sử dụng lâu ngày chính là môi trường tốt để chúng sinh sôi, phát triển. Độc tố này tạo ra các ảnh hưởng về mặt hóa sinh lên tế bào dẫn đến khả năng gây ung thư gan. Điều đáng chú ý là aflatoxin chịu được nhiệt độ rất cao, lên tới hơn 280 độ C vì vậy biện pháp luộc thớt bằng nước sôi cũng hoàn toàn vô dụng.

Với những thớt dùng lâu, trên bề mặt thớt sẽ xuất hiện nhiều vết cắt, đây chính là nơi trú ẩn tốt nhất của vi khuẩn độc hại như E.coli và Salmonella và Campylobacter. Đặc biệt khi dùng chung 1 chiếc thớt để chế biến các thức ăn sống như thịt, cá… những vi khuẩn này có thể lây lan từ thớt sang thức ăn chín hoặc trái cây và gây ra tình trạng nhiễm khuẩn chéo, từ đó dẫn tới nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

“Hạn sử dụng” của thớt là bao lâu?

Bất kỳ vật dụng nào cũng có “tuổi thọ” của nó, nếu bạn cố sử dụng chúng khi đã hết hạn thì có thể sẽ gây tác hại khôn lường.

Theo các chuyên gia, một chiếc thớt chỉ nên sử dụng từ 6-8 tháng thì phải thay 1 lần, tùy vào mức độ sử dụng của mỗi gia đình. Dù thớt gỗ mới sử dụng nhưng khi có dấu hiệu nấm mốc hay các vết cắt đan chéo dày đặc cũng cần phải thay ngay bởi nếu tiếp tục dùng sẽ dẫn đến ngộ độc thực phẩm, nhiễm trùng đường tiêu hóa và nhiều bệnh nguy hiểm khác.

Các phương pháp phòng ngừa thớt gỗ bị mốc

Như đã nói ở trên, độc tố Aflatoxin không thể làm sạch bằng các phương pháp thông thường. Chính vì vậy, khi thớt gỗ mốc nghiêm trọng bạn nên bỏ luôn để đảm bảo an toàn. Để an toàn hơn, ngay từ khi sử dụng thớt bạn nên áp dụng các phương pháp phòng ngừa nấm mốc sau đây:

Vệ sinh thường xuyên

Thớt gỗ khi được xẻ tấm ra rồi để nơi khô, nóng trong môi trường tự nhiên sẽ xảy ra hiện tượng bị rạn nứt hoặc được phun hóa chất (PU, Sơn..) để bảo quản. Vì vậy, lời khuyên dành cho các gia đình nên mua thớt về nên nấu nướng và sử dụng thường xuyên để thớt của chúng ta luôn giữ được độ ẩm. Đối với những gia đình không thường xuyên sử dụng thớt thì sau khi dùng, mọi người rửa sạch thớt rồi bọc nilon kín lại, hạn chế những nơi trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Khử trùng thớt gỗ

Cứ khoảng vài tuần, bạn nên thực hiện các cách khử trùng sau đây để giữ thớt gỗ luôn sạch sẽ: Đầu tiên, rắc một ít muối lên bề mặt thớt, sau đó dùng ½ trái chanh trà lên thớt. Thớt sẽ sạch và chống được vi khuẩn. Sau đó rửa sạch và lau khô thớt bằng khăn mềm. Hoặc có thể rót giấm lên cả hai bề mặt thớt rồi dùng khăn lau khô.

Để thớt không bị mùn hay có mùi khó chịu. Thay vì sử dụng các loại tẩy rửa bằng hóa chất, các bạn nên dùng các chất tẩy rửa tự nhiên như: Chanh, muối, giấm trắng, nước sôi chà qua trên mặt thớt rồi phơi nơi khô thoáng. Thớt sẽ không bị mốc, mùi hay bị mùn nữa.

-Không ngâm thớt quá lâu dưới nước, không đặt tại vị trí ẩm thấp để tránh nấm mốc sinh sôi.

-Treo thớt lên nơi khô ráo sau khi rửa sạch hoặc đặt vào khay đựng thớt.

-Không cạo thực phẩm dính trên bề mặt thớt. Không nên băm quá mạnh tránh mùn thớt kèm theo mốc bám vào thức ăn.

Trước khi sử dụng để cắt thực phẩm (chín) nên tráng thớt qua nước sôi. Sau khi chế biến thực phẩm, dùng khăn sạch ngâm vào hỗn hợp nước rửa bát với nước nóng, rồi chùi trên bề mặt thớt. Lặp đi lặp lại cho đến khi thớt sạch, rửa lại bằng nước sạch và treo lên nơi khô thoáng.

An Khuê (t/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
3 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tại sao không nên dùng thớt gỗ bị mốc?