Thay vì bỏ phí một sản lượng vỏ trấu lớn, nhóm sinh viên Trường đại học Bách khoa Hà Nội đã cùng nhau tìm cách tận dụng lượng trấu khổng lồ để làm ra những bánh xà phòng thân thiện với môi trường.

Tận dụng vỏ trấu chế xà phòng đen

Thu Anh | 04/08/2016, 13:25

Thay vì bỏ phí một sản lượng vỏ trấu lớn, nhóm sinh viên Trường đại học Bách khoa Hà Nội đã cùng nhau tìm cách tận dụng lượng trấu khổng lồ để làm ra những bánh xà phòng thân thiện với môi trường.

Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đang hướng tới xu hướng tận dụng các nguồn phế thải để tạo ra nhữngsản phẩm thân thiện với môi trường.

Nắm bắt xu thế đó, một nhóm sinh viên gồm các bạn Nguyễn Thị Diệu Huyền (lớpKTVL K57), Lê Thiêm Tuấn (KTVL K57), Nguyễn Xuân Tiến (KTVL K56), Nguyễn Mậu Thạch (KTVL K56), Lê Thị Hằng (KTVL K59), Trần Đức Hiệp (KTVL K59)Viện Khoa học và Kỹ thuật vật liệu, Trường đại học Bách khoa Hà Nội đã nghiên cứu, sáng tạo và tận dụng phế thải trong quá trình sản xuất than hoạt tính từ vỏ trấu để chế tạo một loại xà phòng đen, không gây hại và thân thiện với môi trường.

Than hoạt tính là vật liệu cấu trúc xốp với khả năng hấp thụ cao nên có tác dụng khử độc tốt… Hơn nữa, than hoạt tính từ vỏ trấu là nguồn nguyên liệu sẵn có ở Việt Nam, với lượng lớn thải ra hằng năm, nhiều nhà khoa học nhận định vỏ trấu nếu được tận dụng chế tạo than hoạt tính sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ.

Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Một Thế Giới, theo chia sẻ của các thành viên trong nhóm, đề tài lần này mang tính kế thừa khi những năm trước dưới sự hướng dẫn của PGS-TS Nguyễn Văn Tư, cả nhóm đã chế tạo thành công than hoạt tính chất lượng cao từ vỏ trấu. Trong quá trình chế tạo, nhóm nhận thấy một sản phẩm phụ là nước thủy tinh có chứa Na2SiO3, đây là chất có tác dụng ổn định bọt và đóng rắn nhanh cho xà phòng. Thay vì bỏ phí, các bạn đã tìm cách đưa sản phẩm phụ này ứng dụng vào sản xuất ra xà phòng nhằm đem lại lợi ích về môi trường và kinh tế.

Giải thích thêm về nguyên liệu đặc biệt ấy, bạnHuyền chia sẻ: “Khác với than tre hay than gáo dừa, trấu là nguyên liệu thu được từ cây lúa,một cây có vòng đời ngắn được thu hoạch trong năm mà không cần trồng lâu như tre hoặc số lượnghạn chế như gáo dừa. Hơn nữa, trong trấu có chứa khoảng 45% SiO2 nên trong quá trình chế tạo than hoạt tính chất lượng cao sẽ có nhiều ưu điểm để sau khi tách SiO2, than sẽ có hàm lượng carbon cao và nhiều lỗ xốp có lợi cho quá trình hoạt tính sau này”.

Thành quả đầu tiên sau thời gian nghiên cứu

Được biết, chế tạo than hoạt tính từ trấu không hề dễ dàng bởivì vỏ trấu mỏng, do đó quá trình cháy sẽ xảy ra nhanh hơn, khó khống chế nên hiệu quả thu hồi than thấp. Hơn nữavỏ trấu xốp, cồng kềnh khiến năng suất chế tạo than cũng không được cao. Trong than trấu chứa nhiều SiO2 (45%), vì vậy cần phải được tách bỏ để tạo ra than hoạt tính chất lượng cao.

Dù quá trình nghiên cứu kéo dài suốt cả năm học 2015- 2016 nhưng các thành viên trong nhóm vẫn luôn miệt mài, kiên trì với việc tận dụng nước thủy tinh và than nhỏ mịn để làm nguyên liệu trong công nghệ sản xuất xà phòng đen.

Trong suốt 1 năm theo đuổi, “làm bạn” bên những vật liệu thí nghiệm, Huyền cùng các thành viên trong nhóm đã không ít lần gặp trục trặc do nhiều lýdo khách quan. Tớiđầu năm 2016, cả nhóm đã bắt đầu làm và cho ra được những mẻ xà phòng đầu tiên.

Theo thử nghiệm của chính thành viên trong nhóm cùng sự đánh giá của các thầy cô, xà phòng làm từ than hoạt tính giúp quá trình sử dụng sẽ không bị nhờn da. Các chất được cho thêm vào xà phòng như bột trà xanh, bột nghệ, tinh dầu bạc hà vừa tạo mùi thơm dễ chịu vừa có tác dụng trị mụn và chống lão hóa da.

“Xà phòng màchúng em chếtạo ngoài việclàm sạch còn có khả năng chăm sóc làn da tốt với các loại phụ gia thiên nhiên như bột trà xanh, tinh bột nghệ, chiết xuất tía tô… Bánh xà phòng đen của chúng em không sử dụng chất bảo quản, chất tạo bọt và hương liệu nênrất an toàn và lành tính”, Huyền vàcác thành viên khác trong nhóm đều rất tự tin với sản phẩm thân thiện với môi trường này.

Nhóm sinh viên đã bắt đầucung cấp ra thị trường thông qua trang “Xà Phòng Đen - Sinh Viên Hướng Tới Môi Trường- ĐHBK” trên Facebook

Với viêc mong muốn cung cấp một sản phẩm hữu ích cho người sử dụng, lại rấtthân thiện với môi trường, nhóm sinh viên Bách khoa Hà Nộiđã tiến hành sản xuất để cung cấp sản phẩmra thị trường, giới thiệuqua trang “Xà Phòng Đen - Sinh Viên Hướng Tới Môi Trường- ĐHBK” trên Facebook, với giá dự kiến 70.000 đồng/bánh xà phòng nặng 70- 80gr.

Nhóm khẳng định: “Chúng em đều rất mong muốn bán sản phẩm này với mục đích tuyên truyền thông điệp sinh viên hướng tới môi trường cũng như tạo ra nguồn kinh phí nghiên cứu cho nhóm sinh viên vào năm học sau nên rất hyvọng sản phẩm sẽ được mọi người ủng hộ và hưởng ứng, góp phầnthay đổi suy nghĩ của người tiêu dùng về những sản phẩm được làm từ vật dụng tái chế”.

Bài:Thu Anh - Ảnh: Nhóm SV cung cấp

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
5 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tận dụng vỏ trấu chế xà phòng đen