Lần đầu tiên các nhà khoa học đã tạo ra được “siêu bố” heo, dê và gia súc có chất lượng như mong muốn để gây giống vì chúng chỉ sản xuất tinh trùng mang đặc điểm di truyền của động vật hiến tặng.

Tạo 'siêu bố' vật nuôi bằng chỉnh sửa gien

Phan Sơn | 15/09/2020, 15:31

Lần đầu tiên các nhà khoa học đã tạo ra được “siêu bố” heo, dê và gia súc có chất lượng như mong muốn để gây giống vì chúng chỉ sản xuất tinh trùng mang đặc điểm di truyền của động vật hiến tặng.

Nghiên cứu công bố trên tạp chíProceedings of the National Academy of Sciencesngày 14.9, qua đó mở ra triển vọng lan truyền nhanh những đặc điểm di truyền mong muốn ở vật nuôi và cải thiện sản xuất thực phẩm trong bối cảnh dân số thế giới đang tăng nhanh.

Nó cũng cho phép người chăn nuôi ở những vùng xa xôi tiếp cận tốt hơn chất liệu di truyền của những con thú ưu tú từ những nơi khác trên thế giới và cho phép gây giống chính xác những động vật như loài dê khi việc gieo giống nhân tạo gặp khó khăn.

Nghiên cứu do TSJon Oatley, chuyên gia sinh học sinh sản của trường Thú y đại học bang Washington (Hoa Kỳ), và cộng sự thực hiện. Người ta đã sử dụng công nghê CRISPR-Cas9 để loại bỏgien NANOS2, một gien chuyên biệt sinh sản giống đực ở phôi động vật và sau đóphôi được cho phát triển thành “ông bố” đại diện.

Thú đực này chào đời trong tình trạng vô sinh nhưng lại tạo ra tinh trùng sau khi các nhà nghiên cứu ghép tế bào gốc từ thú hiến tặng vào tinh hoàn của chúng. Tinh trùng của con đực đại diện chỉ giữ chất liệu di truyền của thú hiến tặng được chọn lọc. Quá trình xử lý gien theo cách này nhằm mang lại những thay đổi ở động vật vốn có thể xảy ra trong quá trình sinh sản tự nhiên.

Nghiên cứu là kết quả của 6 năm hợp tác của các nhà khoa học đại học bang Washington, đại học bang Utah, đại học Maryland và Viện Roslin của đại học Edinburgh (Anh). Jon Oatley nói: “Với công nghệ này chúng ta có thể lan truyền nhanh hơn những đặc điểm mong muốn của động vật và cải thiện hiệu quả sản xuất thực phẩm. Nó có thể tạo ra tác động mạnh để giải quyết vấn nạn mất an ninh lương thực khắp thế giới. Nếu giải quyết bằng di truyền, nó sẽ làm giảm tiêu thụ nước, sử dụng thức ăn và kháng sinh cho thú nuôi”.

Trong khi đó, giáo sưBruce Whitelaw của Viện Roslin nhận định: “Nghiên cứu đã cho thế giới biết công nghệ này là có thực và có thể được sử dụng. Giờ đây chúng ta phải đi tới và tìm hiểu làm cách nào sử dụng nó cho có lợi để giúp nuôi sống dân số thế giới đang tăng nhanh”.

Thực tế thì công nghệ này có tiềm năng lớn giúp cung cấp thực phẩm ở những vùng đặc biệt của các nước đang phát triển, nơi mà nông dân vẫn dựa vào việc nuôi chọn lọc để cải thiện chất lượng vật nuôi, Irina Polejaeva, giáo sư của đại học bang Utah nói như thế. “Dê là nguồn protein số một ở các nước đang phát triển. Công nghệ sẽ cho phép truyền đi nhanh hơn những đặc điểm mong muốn của loài dê như đề kháng bệnh tật, chịu đựng sức nóng tốt hơn hoặc có chất lượng thịt ngon hơn”, Polejaeva nói.

Tuy nhiên, để công nghệ trở thành hiện thực nó phải vượt qua nhiều rào cản, trong đó đáng kể nhất là rào cản đạo đức.Hugh Whittall, giám đốc Hội đồng Nuffield về Đạo đức sinh học nói vớiBBC: “Dù cho chỉnh sửa gien có được áp dụng và áp dụng đến mức độ nào thì nó cũng cần có thêm những nghiên cứu và tiến triển đi kèm với giá trị cũng như mối quan tâm của xã hội, mà trong nhiều trường hợp, vẫn chưa được làm rõ”.

Còn theo Oatley, nhận thức của công chúng là rào cản cần phải vượt qua vì nhiều người vẫn nhầm tưởng chỉnh sửa gien trong nghiên cứu này tương tự như chỉnh sửa gien gây tranh cãi ở người. Ở đây, người ta chỉ làm ra những thay đổi ở một loài mà nó có thể xảy ra trong tự nhiên, không có chuyện kết hợp DNA của các loài khác nhau.

Bình Yên (theo BBC, Science Daily)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
5 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tạo 'siêu bố' vật nuôi bằng chỉnh sửa gien