Tàu không gian Hayabusa 2 đã “đánh bom” một hành tinh nhỏ bay ở tốc độ 300 km/giờ, trong nỗ lực thu vật liệu có thể giúp các nhà khoa học nắm thông tin mới về nguồn gốc sự sống trên Trái đất.
Theo Cơ quan khai thác vũ trụ Nhật (JAXA), vụ “thả bom” ngày 5.4sử dụng một thiết bị hình nón chở theo một khối nổ bằng đồng có kích cỡ bằng một quả bóng bầu dục. Khi đứng yên phía trên hành tinh Ryugu khoảng 500m, tàu Hayabusa 2 thả thiết bị và nóđược kích nổ, tạo một lỗ lớn trên bề mặt hành tinh Ryugu (đặt theo tên một cung điện dưới biển trong truyện dân gian Nhật).
Khi tàu Hayabusa 2 vội rời để tránh va chạm với hành tinh hoặc để không bị tổn hại từ vụ nổ, tàu cũng thả một máy quay trên “hiện trường” để có thể thu thập hình ảnh sự kiện. Chưa rõ khi nào máy quay sẽ truyền hình ảnh để cho phép JAXA xác định nhiệm vụ “đánh bom” có thành công hay không.
Nhà nghiên cứu JAXA Takashi Kubota nói trước khi kích nổ thiết bị: “Chúng tôi rất muốn biết điều gì sẽ xảy ra, khi thiết bị va chạm với hành tinh”. Tài khoản Twitter của chiếc Hayabusa 2 thì xác nhận tàu không bịvấn đề gì khi bay thoát.
Sau vụ nổ và “xà bần” đã lắng xuống, tàu Hayabusa 2 sẽ quay lại để quan sát bề mặt hành tinh Ryugu từ trên cao, thu thập các mẫu vật “tươi” ở phía dưới mà không bị nhiễm tia nắng mặt trời hoặc tia vũ trụ. Theo báo Guardian (Anh), chuyến bay này trị giá 30 tỉ yen Nhật, tàu được phóng hồi tháng 12.2014. Bất kỳ mẫu vật nào lấy được sẽ được, tàu sẽ trữ lại cho đến khi nó về đến điểm hạ cánh ở Nam Úc vào năm 2020.
Nếu thành công, đây sẽlà lần đầu tiên một tàu không gian lấy được các mẫu vật. Hồi năm 2005, Cơ quan Hàng không-vũ trụ Mỹ (NASA) có chuyến bay “Tác động sâu” vào một sao chổi, quan sát được các mảnh vỡ sau vụ “đánh bom” bề mặt nhưng không thu được các mảnh vỡ từ sao chổi này.
Theo JAXA, kích cỡ của hố bom sẽ tùy thuộc cấu tạo thành phần của bề mặt hành tinh Ryugu: cỡ 10 mét nếu là cát, và khoảng 3 mét nếu làđá. Hành tinh này được cho chứa một lượng lớn chất hữu cơ và nước cótừ 4,6 tỉ năm trước, khi hệ mặt trời được hình thành.
Hồi tháng 2, sau chuyến bay dài hơn 3 năm rưỡi, tàu Hayabusa đã đáp xuống hành tinh này thật nhanh, và đã bắn một viên đạn vào bề mặt nó để thu thập bụi rồi lại bay trở lên.
Hồi tháng 9.2018, chiếc Hayabusa 2 đã cho hai người máy xuống bề mặt hành tinh Ryugu, để nó thu hình và chụp ảnh tĩnh.
Mỹ Trinh (theo Guardian)