Theo báo cáo PAPI 2018, tham nhũng vẫn là 1 trong 3 mối quan ngại hàng đầu trong công chúng và có gần 60% số người trả lời cho rằng tham nhũng ở cấp xã/phường đã thuyên giảm trong 3 năm qua, song chỉ có 50% cho rằng tham nhũng ở cấp quốc gia có xu hướng thuyên giảm.

Tham nhũng là 1 trong 3 mối quan ngại hàng đầu của người dân

Bùi Trí Lâm | 02/04/2019, 16:05

Theo báo cáo PAPI 2018, tham nhũng vẫn là 1 trong 3 mối quan ngại hàng đầu trong công chúng và có gần 60% số người trả lời cho rằng tham nhũng ở cấp xã/phường đã thuyên giảm trong 3 năm qua, song chỉ có 50% cho rằng tham nhũng ở cấp quốc gia có xu hướng thuyên giảm.

Theo báo cáoChỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công, cấp tỉnh ở Việt Nam PAPI 2018, người dân có cảm nhận vòi vĩnh trong dịch vụ y tế tuyến huyện/quận và giáo dục tiểu học công lập giảm đáng kể. Tuy nhiên, ‘lót tay’ để có việc làm trong khu vực Nhà nước, vòi vĩnh trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lạm dụng công quỹ chưa giảm.

Bên cạnh đó, mặc dù người dân có chung quan điểm rằng tham nhũng đã giảm đi so với ba năm trước, song mỗi cấp chính quyền có mức độ thuyên giảm khác nhau.

Gần 60% số người trả lời cho rằng tham nhũng ở cấp xã/phường đã thuyên giảm trong 3năm qua, song chỉ có 50% số người trả lời cho rằng tham nhũng ở cấp quốc gia có xu hướng thuyên giảm. Kết quả khảo sát PAPI 2018 cũng cho thấy, tham nhũng vẫn là 1trong 3 mối quan ngại hàng đầu trong công chúng.

Tuy nhiên, báo cáo nhận định, rất có thể cảm nhận tích cực này một phần là do tác động của truyền thông đại chúng khi đưa tin về những nỗ lực chống tham nhũng ở cấp trung ương từ năm 2017 đến nay, nhất là trong xử lý các vụ đại án tham nhũng, chứ chưa hẳn do hiệu quả kiểm soát hành vi tham nhũng vặt trong hoạt động công vụ của chính quyền địa phương hoặc đơn vị cung ứng dịch vụ công.

Năm 2018, người dân hài lòng hơn với mức độ công khai, minh bạch của chính quyền trong việc tổ chức lập danh sách hộ nghèo và chia sẻ thông tin thu, chi ngân sách cấp xã/phường. Tuy nhiên, công khai, minh bạch quy hoạch/kế hoạch sử dụng đất vẫn là khía cạnh chính quyền địa phương cần cải thiện.

Một kết quả nhất quán đáng chú ý khi đo mức độ công khai, minh bạch đất đai là, từ năm 2011 đến 2018, chưa đến 1/4 dân số có thể truy cập thông tin về quy hoạch/kế hoạch sử dụng đất của địa phương và chưa đến 1/3 có cơ hội đóng góp ý kiến cho các bản quy hoạch/kế hoạch sử dụng đất ở địa phương.

Một trong những cải thiện đáng kể nhất là chính quyền cơ sở giảm bớt việc sử dụng áp lực để buộc công dân đóng góp bằng tiền, hiện vật, hoặc ngày công lao động cho dự án cơ sở hạ tầng tại địa bàn địa phương.

Kết quả khảo sát PAPI 2018 cho thấy tỷ lệ người dân bị chính quyền địa phương ép buộc đóng góp cho dự án xây mới/tu sửa công trình công cộng tại địa phương có xu hướng giảm. Khoảng 50% những người đóng góp cho biết họ đã đóng góp tự nguyện trong năm 2017 và 2018, tăng so với tỷ lệ 45% trước năm 2017.

“Dường như người dân có quyền chủ động hơn trong việc quyết định tham gia đóng góp tự nguyện cho dự án phát triển hạ tầng ở địa phương”, báo cáo nêu.

Báo cáo này nhận định, chính quyền địa phương còn rất nhiều việc cần phải làm để đáp ứng kỳ vọng ngày một cao của người dân. Khoảng cách giữa điểm cao nhất cấp tỉnh (47.05 điểm) và mức điểm tối đa là 80 điểm (trên thang điểm từ 10 đến 80 điểm cho tất cả tám chỉ số nội dung) còn rất xa.

Khoảng cách này cho thấy còn nhiều cơ hội đổi mới chính sách và cách thức thực thi chính sách để chính quyền các cấp ngày càng cởi mở hơn, minh bạch hơn, thực hiện trách nhiệm giải trình tốt hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân, hoạt động có mục đích và thực hành liêm chính tốt hơn.

Trong khi đó, điểm chỉ số nội dung ‘Trách nhiệm giải trình với người dân’ năm 2018 ở mức thấp, với mức điểm cấp tỉnh chỉ trong khoảng từ 4,31 đến 5,6 trên thang điểm từ 1 đến 10. Khoảng cách về điểm ở chỉ số nội dung này rất nhỏ, cho thấy các tỉnh/thành phố trên toàn quốc không có nhiều khác biệt trong thực hiện trách nhiệm giải trình với người dân.

Các tỉnh/thành phố phía Bắc đạt điểm cao hơn các tỉnh/thành phố phía Nam ở chỉ số nội dung này: có tới 10 trong số 16 địa phương trong nhóm đạt điểm cao nhất ở phía Bắc.

Cũng theo báo cáo này, đói nghèo tiếp tục là vấn đề đáng quan ngại nhất năm 2018. Mặc dù năm 2018 Việt Nam đạt tỷ lệ tăng trưởng GDP khoảng 7%, song nhiều người dân vẫn tiếp tục quan ngại về đói nghèo, coi đây là vấn đề hệ trọng cần Nhà nước tập trung giải quyết.

“Lo ngại về khả năng bản thân hoặc gia đình trở lại đói nghèo sau khi đã thoát nghèo và xóa đói giảm nghèo có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển chung của Việt Nam tiếp tục là hai lý do chính khiến người dân đề xuất Nhà nước cần tiếp tục thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo”, báo cáo cho hay.

Lam Thanh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
một giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tham nhũng là 1 trong 3 mối quan ngại hàng đầu của người dân