Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám cho biết đang đốc thúc 4 địa phương sớm hoàn thiện định mức và đơn giá gửi về Trung ương để trong tháng 9.2016 Chính phủ sẽ tiến hành phân bổ tiền đền bù thiệt hại do Formosa xả thải gây ô nhiễm biển các tỉnh miền Trung thời gian qua.

Tháng 9 này giải ngân 500 triệu USD của Formosa về các địa phương

Lê Đình Dũng | 27/08/2016, 10:05

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám cho biết đang đốc thúc 4 địa phương sớm hoàn thiện định mức và đơn giá gửi về Trung ương để trong tháng 9.2016 Chính phủ sẽ tiến hành phân bổ tiền đền bù thiệt hại do Formosa xả thải gây ô nhiễm biển các tỉnh miền Trung thời gian qua.

=>>Bộ trưởng Trần Hồng Hà: ‘Chúc cho biển miền Trung sớm được công bố an toàn’

Sáng 27.8, Bộ NN-PTNT phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế tổ chức hội nghị báo cáo tiến độ kê khai, thống kê thiệt hại do sự cố môi trường và bàn giải pháp chỉ đạo sản xuất thủy sản sau công bố của Bộ TN-MT.

Thứ trưởng Vũ Văn Tám đề nghị các địa phương quyết liệt hoàn thành xác định thiệt hại, các định mức và đơn giá của địa phương để gửi về Bộ NN-PTNT. Sau ngày 10.9, Bộ Tài chính trình lên Chính phủ để áp định mức chung cho các địa phương. Sau đó các địa phương lấy định mức chung đó áp vào các đối tượng thiệt hại rồi gửi ra Bộ NN-PTNT. Khoảng ngày 15.9, Bộ sẽ gửi lên Chính phủ; khoảng 20.9, Chính phủ quyết định rồi mới giải ngân.

“Phải làm sao trong tháng 9.2016 tiền phải về các địa phương để hỗ trợ thiệt hại”, ông Tám nói.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám- Ảnh: Lê Đình Dũng.

Cũng tại cuộc họp này, ông Tám cho hay Bộ NN-PTNT và các địa phương sẽ lấy tất cả các mẫu hải sản trong kho lạnh và các chợ ở 4 tỉnh; tất cả các mẫu này theo thống nhất của Chính phủ là Bộ Y tế và Bộ NN-PTNT phối hợp nghiên cứu, phân tích.

“Kết quả cuối cùng đưa về Bộ Y tế công bố hải sản có an toàn hay không; chứ thời gian qua các tỉnh cũng công bố, Bộ cũng công bố nên không thống nhất. Nếu Bộ NN-PTNT cho đi khai thác bình thường thì Bộ Y tế cũng lấy mẫu đánh bắt về để công bố hải sản an toàn hay không”, Thứ trưởng Tám nói.

Về hải sản tồn kho hiện nay, ông Tám đề nghị các địa phương phải nói rõ là bao nhiêu, hướng giải pháp như thế nào. Trong hướng dẫn, hải sản tồn kho này Bộ Y tế sẽ lấy mẫu và công bố lô nào an toàn sẽ công khai để tiêu thụ. Còn lô nào không an toàn thì tiêu hủy và hỗ trợtiêu thụ. Việc giải quyết chính sách tiêu thụ thì Bộ Công thương phối hợp với các địa phương xử lý theo trách nhiệm.

Theo công văn hướng dẫn kê khai xác định thiệt hại do sự cố môi trường biển do Bộ NN-PTNT ban hành, các đối tượng trực tiếp bị thiệt hại gồm: chủ tàu và người lao động trên tàu/thuyền không lắp máy hoặc có lắp máy công suất dưới 90CV; người lao động sống ven biển làm nghề khai thác thủy sản có tính chất đơn giản và thu nhập chính dựa vào nguồn lợi từ biển, đầm, phá…; nuôi trồngthủy sản; sản xuất muối; kinh doanh thủy sản ven biển. Đối tượng gián tiếp bị thiệt hại gồm dịch vụ hậu cần nghề cá, dịch vụ du lịch thương mại ven biển.

Sau hội nghị này, 4 tỉnh và Bộ NN-PTNT sẽ chọn một phương án tốt nhất là cho phép khai thác hải sản bình thường trở lại hoặc cấm ở một vài điểm còn có khả năng ô nhiễm như công bố của Bộ TN-MT.

Lê Đình Dũng
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tháng 9 này giải ngân 500 triệu USD của Formosa về các địa phương