Vụ phá rừng đặc dụng Nam Hải Vân đã gần 1 tháng nhưng đến nay vẫn chưa ai phải ‘trả giá’ như Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP.Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh từng tuyên bố, dù kiểm lâm đã thừa nhận có việc phá rừng và có cán bộ nhân viên kiểm lâm sai phạm.

Chưa ai ‘trả giá’ về chuyện phá rừng sau tuyên bố của Bí thư Nguyễn Xuân Anh

Lê Đình Dũng | 26/08/2016, 17:04

Vụ phá rừng đặc dụng Nam Hải Vân đã gần 1 tháng nhưng đến nay vẫn chưa ai phải ‘trả giá’ như Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP.Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh từng tuyên bố, dù kiểm lâm đã thừa nhận có việc phá rừng và có cán bộ nhân viên kiểm lâm sai phạm.

Ngày 26.8, trao đổi với báo điện tử Một Thế Giới, ông Trần Viết Phương, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Đà Nẵng cho biết do dạo này "nhiều việc"nên vẫn chưa có kết quả xử lý vi phạm vụ phá rừng tại tiểu khu 11, rừng đặc dụng Nam Hải Vân (P.Hòa Hiệp Bắc, Q.Liên Chiểu, Đà Nẵng).

Vào ngày 8.8, Một Thế Giới đã có bài điều tra phản ánh việc ông Trần Viết Hòe (SN 1957, trú Q.Hải Châu, Đà Nẵng), chủ rừng giao khoán ở tiểu khu 11 rừng đặc dụng Nam Hải Vân đã cho người đưa máy mở đường vào chặt rừng tự nhiên nằm trong đất giao khoán choông. Tuy nhiên, theo quy định hiện nay và các văn bản mà kiểm lâm đã ban hành, ông Hòe không được phépphạm vào diện tích rừng tự nhiên trên.

Hậu quả, nhiều con đường lớn rộng tầm 3m, dài hàng trăm mét đã được ông Hòe cho máy mở vào sâu trong rừng tự nhiên. Từ đó, hàng loạt cây rừng tự nhiên đã bị cho đốn hạ vô tội vạ.

Ông Nguyễn Văn Truyền, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm quận Liên Chiểu đã thừa nhận việc ông Hòe đưamáy vàomở đường và đốn hạ cây là vi phạm. Ông Truyền nói tiểu khu 11 thuộc địa bàn P.Hòa Hiệp Bắc được giao cho kiểm lâm viên Lê Văn Hải kiểm soát.

Đáng nói, ông Lê Văn Hải chính là kiểm lâm viênbị luân chuyển cùng một loạt các cán bộ khác khỏi Hạt Kiểm lâm liên quận Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn dođã để xảy ra vụphá rừng nghiêm trọng tại bán đảo Sơn Trà.

Ông Nguyễn Xuân Anh, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP.Đà Nẵng đã tuyên bố chặt một cây cũng phải trả giá, để mất rừng thì Giám đốc Sở NN-PTNT phải trả giá - Ảnh: Lê Đình Dũng.

Tại kỳ họp thứ 2 HĐND TP.Đà Nẵng khóa 9 vàongày 11.8, ông Nguyễn Xuân Anh đã nắm đượcthông tin nói trênvà chất vấn ông Nguyễn Phú Ban, Giám đốc Sở NN-PTNT rằngcó kiểm lâm viênvi phạm bị điều chuyển từ Sơn Trà về Liên Chiểu tiếp tục để xảy ra sai phạm hay không. Ông Ban lúc đó vừa ấp úng, vừa khẳng định không có, rằng các cán bộ, nhân viênkiểm lâm sai phạm đều bịchuyển về huyện Hòa Vang.

Tuy nhiên, Chi cục trưởng Kiểm lâm Đà Nẵng Trần Viết Phương thừa nhận: “Ông Hải hồi ở Sơn Trà sau vụ xâm hại rừng thì đưa qua bên Liên Chiểu. Vụ phá rừng ở tiểu khu 11, Chi cục đang chỉ đạo kiểm điểm các cá nhân và tập thể liên quan, chắc họ đang làm kiểm điểm”.

Ông Phương cho biết thêm, thẩm quyền ban đầu cho phép mở đường vào khai thác rừng trồng của ông Hòe là do UBND Q.Liên Chiểu cho phép, nhưng sau đó ông này lợi dụng mở đường vào rừng tự nhiên và chặt hạ cây nên hiệngiao cho Hạt kiểm lâmtham mưu đểquận xử lý.

“Ông Hòe nói khu vực rừng tự nhiên (đều nằm trong đất giao khoán cho ông này theo nghị định 01 quy định về việc giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủysản trong các doanh nghiệp nhà nước) là do ông ấy trồng trước đây. Nhưng thực tế khi kiểm tra thì đều là cây rừng tự nhiên cả”, ông Phương nói và khẳng định cơ quankiểm lâm đều có trách nhiệm đảm bảo thực thi tất cả các loại rừng, kể cả rừng trồng, kể cả cây cảnh nếu được giao trách nhiệm.

Đến nay, chưa có kết quả xử lý sai phạm để xảy ra phá rừng tại tiểu khu 11 Nam Hải Vân - Ảnh: Lê Đình Dũng.

Trở lại cuộc họp HĐND mới đây của TP.Đà Nẵng, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Xuân Anh đã nhấn mạnh với Giám đốc Sở NN-PTNT: “Phải xem lại con người. Giải pháp tốt nhưngkiểm lâm tiếp tay với lâm tặc thì cuối cùng vẫn không đạt được mục đích. Nếu có thì buộc phải cách chức, cho thôi việc, phải làm mạnh lên nữa, không nhân nhượng. Việc này anh Ban phải kiểm tra lại, nếu có phải xử lý nghiêm cán bộ này; một lần ở Sơn Trà rồi, giờ về Liên Chiểu lại vậy nữa”.

Bí thư Đà Nẵng tuyên bố: “Không ai được đến Đà Nẵng chặt phá cây nào cả, dù là ai đi nữa thì vẫn phải xử lý nếu vi phạm. Mình còn mấy cánh rừng thôi, mà toàn rừng đặc dụng phải bảo vệ nghiêm ngặt. Là lá phổi của thành phố, những khu vực nói trên đều không cho phép bất cứ tổ chức, cá nhân nào được vào mà chặt phá rừng. Chặt một cái cây phải trả giá, mà anh Ban giữ không được cái này (rừng) thì anh Ban phải trả giá”.

Thế nhưng đến nay, tuyên bố ‘chặt một cái cây phải trả giá’ của ông Nguyễn Xuân Anh vẫn chỉ là lời nói khi người phá rừng và kiểm lâm sai phạm vẫn chưa hề hấn gì.

Lê Đình Dũng
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Bàn giải pháp cấp nước sạch ở ĐBSCL bằng nhà máy di động trong container
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Hiện đã có doanh nghiệp làm được nhà máy nước di động, đầu vào sử dụng nước ngọt và cả nước nhiễm mặn để xử lý thành nước sạch với công suất tới 3.000m3/ngày.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chưa ai ‘trả giá’ về chuyện phá rừng sau tuyên bố của Bí thư Nguyễn Xuân Anh