Ngay sau khi Bộ GD-ĐT công bố phương án chính thức của kỳ thi THPT quốc gia 2017, nhiều trường THPT đã lên kế hoạch giảng dạy, học tập để đáp ứng yêu cầu của phương thức thi mới; nhiều cơ sở cũng lập tức tổ chức các lớp luyện thi theo hình thức mới cho các học sinh.

Thi THPT quốc gia 2017: Thử thách mới cho giáo viên và học sinh

Haiyen | 30/09/2016, 06:59

Ngay sau khi Bộ GD-ĐT công bố phương án chính thức của kỳ thi THPT quốc gia 2017, nhiều trường THPT đã lên kế hoạch giảng dạy, học tập để đáp ứng yêu cầu của phương thức thi mới; nhiều cơ sở cũng lập tức tổ chức các lớp luyện thi theo hình thức mới cho các học sinh.

Học sinh lo lắng, giáo viên bối rối khi thi Toán trắc nghiệm

Tới tận thời điểm cuối tháng 9.2016, Bộ GD-ĐT mới công bố chính thức phương án thi THPT quốc gia năm 2017. Với sự đổi mới này, học sinh và giáo viên cả nước đang khá lo lắng. Nếu áp dụng phương thức thi mớingay trong năm 2017 thì thời gian quágấp rút, cả học sinh và giáo viên cònít thời gian để chuẩn bị cho hình thức thi mới này.

Trao đổi với phóng viên, em Nguyễn Khắc Trà, học sinh trường Amsterdam, Hà Nội nói: "Em thật sựlo lắng cho môn Toán trắc nghiệm, thời gian làm bài ít, câu hỏi nhiều hơn, khả năngsai sót cũngnhiều hơn. Bên cạnh đó, các môn Lịch sử, Địa lý chuyển sang thi theo hình thức trắc nghiệmđòi hỏi chúng em phải học rộng hơn, kỹ hơn và phải ghi nhớ rất nhiều mới có thể bao quát hết kiến thức. Em nghĩnếu mỗi bài thi theo tổ hợp môn chỉ làm trong 50 phút thì khó thể hiện được hết năng lực học sinh. Trong trường hợp coi thi không nghiêm túc thì những bạn có năng lực sẽ thiệt thòi rất nhiều".

Thầy Nguyễn Quốc Bình - Hiệu trưởng trường THPT Việt Đức (Hà Nội) cho hay: "Ngay sau khi nhận được thông tin thi trắc nghiệm các môn cho kỳ thi THPTcủa Bộ GD-ĐT, nhà trường đã thông báo tới các giáo viên các phương án giảng dạy tạitrường. So với dự thảo, phương án thi chính thức đã tăng số lượng câu hỏi ở mỗi môn thành phần của bài thi tổ hợp từ 20 câu lên 40 câu, tức là mỗi bài thi tổ hợp gồm 120 câu hỏi, thực hiện trong thời gian 150 phút, điều này có thể tạo áp lực cho học sinh. Chính vì thế nhà trường cần lưu ý cho các thí sinh cách thứcthực hiện bài thi của mình cũng như các phương án tư duy khi làm bài".

Cùngý kiến vớithầy Quốc Bình, cô Tú Anh (giáo viên chuyên Văn trường THPT Lam Sơn, Thanh Hóa) cho biết: "Với các môn tổ hợp bao gồm cả môn Giáo dục công dân, nhà trường đã họp với tổ bộ môn để xây dựng khung chương trình tích hợp giảng dạy theo từng chủ đề cùng với bộ câu hỏi trắc nghiệm để hướng dẫn cho học sinh. Đây chính là điều thử thách đối với học sinh, đặc biệt với các học sinh lâu nay vốn không để ý tới môn học này.Vì để áp dụng một hình thức mới, quá trình thử nghiệm phải có lộ trình kéo dài, được thẩm định trước khi triển khai trên thực tế. Cả giáo viên vàhọc sinhnếu không chuẩn bị kỹ sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, thi trắc nghiệm đòi hỏi kiến thức theo chiều rộng còn tự luận đòi hỏi chiều sâu. Việc thi trắc nghiệm đa phần dừng lại ở nhận biết và thông hiểu, ít đòi hỏi vận dụng và vận dụng cao.Tuy nhiên, nếu đề thi nhằm đảm bảo vừa xét tốt nghiệp THPT vừa xét tuyển đại học, cao đẳng thì việc ra đề thi trắc nghiệm để đảm bảo cả 4 yếu tố: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng caokhông phải là việc dễ dàng. Do vậy, hiện naytrong các trường phổ thông, từ các thầy cô giáo đến học sinh đa phần rất lo lắng".

Một đoạn chào mời các học sinh đăng ký luyện thi trắc nghiệm tại một trung tâm luyện thi ở Hà Nội

Theo thầyTrần Mạnh Tùng, giáo viên luyện thi môn Toán tại trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội, cho rằng sự thay đổi phương án thi của Bộ GD-ĐT sẽ làm xáo trộn hoàn toàn các kế hoạch học tập trước đó của thí sinh. Về nguyên tắc, việc thi trắc nghiệm hay tự luận chỉ là giải pháp kỹ thuật, là hình thức kiểm tra – đánh giá. Nếu thí sinh nắm vững kiến thức và có khả năng thích ứng cao thì dù đề thi tự luận hay trắc nghiệm cũng đều có thể đạt kết quả tốt. Tuy nhiên, do công bố quá gần kỳ thi nên những "lò" luyện thi trắc nghiệm sẽ nở rộ vàtạo tâm lý lo lắng cho các thí sinh.

"Lò" luyện thi sẽ không có cơ hội phát triển?

Trước những thông tin lo lắng trên, ông Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học cho rằng các thầy cô, học sinh hay phụ huynh không nên quá lo lắng vềviệc bùng phát các trung tâm luyện thi trắc nghiệmvì dù có hay không việc thi trắc nghiệm thì các trung tâm luyện thi cũng không hề sụt giảm. Riêng về cácáp lực khi thay đổi các hình thức thi, ông Chuẩncho rằng Bộ đã yêu cầu các trường vừa dạy tốt về kiến thức, kỹ năng vừa phải trang bị cho học sinh làm quen, thuần thục với phương thức thi trắc nghiệm và có kế hoạchôn tập phù hợp cho các thí sinh.

"Trên mạng tràn lan những thông tin quảng cáo đề minh họa thi trắc nghiệm của Bộ GD-ĐT nhưng hoàn toàn không phải. Phương thức thi trắc nghiệm, đánh giá năng lực người học sẽ giúp cho việc luyện thi biến mất dần. Thi trắc nghiệm sẽ kiểm tra bao quát chương trình giáo dục phổ thông nên việc luyện thi theo kiểu học lệch, học tủ sẽ không có tác dụng",ông Chuẩn khẳng định.

Ông Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Theo ghi nhận của phóng viên báo điện tử Một Thế Giới, chỉ cần tìm kiếmthông tin luyện thi trắc nghiệm trên mạng sẽ ra hàng loạt kết quả chào mời luyện thi từ các trung tâm. Một trung tâm trên đường Trần Quốc Hoàn, quận Cầu Giấy, Hà Nội quảng cáo rằnghọc sinhsẽ được các giáo viên nổi tiếng rèn luyện kỹ năng làm bài thi trắc nghiệm, khoanh vùng kiến thức lớp 12, bỏ qua một số kiến thức khó, thay mới 100% đề luyện thi so với mọi năm.

Bên cạnh đó, các lớp về môn Khoa học tự nhiên (Lý - Hóa - Sinh) và Khoa học xã hội (Sử - Địa - Giáo dục công dân) cũng được trung tâm lên chương trình học tập. Đặc biệt, môn Toán được trung tâm ưu ái mở thành một lớp học riêng về Toán trắc nghiệm.Tuy chưa chính thức mở lớp,nhưng các khóa học trên mạng này đã có hơn 1.500 học viên đăng ký tham dự.

"Năm nay dù vẫn tiếp tục thi theo địa phương nhưng hình thức và cấu trúc đề thi thay đổi theo hướng bất ngờ nên có thể nhiều học sinh sẽđi luyện thi trở lại để có đủ kiến thức. Tuy nhiên, có đề thi minh họa thì lúc đó các trung tâm mới tiến hành làm đề thi, học sinh mới đi luyện thi nhiều",một giáo viên được mời dạy ở trung tâm chia sẻ.

Nhận định về phương án thi năm 2017, PGS.TS Phan Quang Thế, Hiệu trưởng trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - Đại học Thái Nguyên cho rằng phương án của Bộ GD-ĐTlà đúng và toàn diện, thể hiện ở ba môn thi bắt buộc là Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ.

"Ngay cả việc giảm thời gian thi còn 2 ngày làđã giảm bớt được nhiều gánh nặng từ đội ngũ trông thi, hỗ trợ thi, kinh phí, sức ép xã hội. Phương án đã đáp ứng tối đa yêu cầu sử dụng kết quả thi xét tốt nghiệp và đồng thời làm căn cứ xét tuyển đại học, cao đẳng. Năm nay, việc mở rộng số câu hỏi trong ngân hàng đề thi là một thay đổi tích cực vì số lượng câu hỏi càng nhiều thì khả năng đánh giá và phân loại thí sinh càng lớn. Như vậy, kết quả kỳ thi sẽ càng có tính chính xác và tin cậy cao hơn.Với phương án thi mới, điều đáng mừng là trong phòng thi mỗi em một đề thi khác nhau, do đó tránh được tình trạng quay cóp, nhìn bài nhau trong kỳ thi",ông Thế khẳng định.

Dạ Thảo
Bài liên quan
Thống nhất phương án dự kiến giảm 8 bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
Ban Chỉ đạo của Chính phủ thống nhất trình cấp có thẩm quyền phương án dự kiến giảm 8 bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
8 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thi THPT quốc gia 2017: Thử thách mới cho giáo viên và học sinh