Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã yêu cầu Đức truy tố một diễn viên hài, người đã đọc thơ chế nhạo Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan trên đài truyền hình, khiến nhà lãnh đạo này vô tình trở nên nổi tiếng tại Đức.
Trong một clip ngắn chiếu trên đài truyền hình ĐứcZDFvào cuối tháng 3.2016, diễn viên hài Jan Bohmermann ngồi trước một lá cờ của Thổ Nhĩ Kỳ, bên cạnh là hình ảnh Tổng thống Erdogan, đọc một bài thơ có nội dungcáo buộc nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ. Bài thơ hàm ý rằng ông Erdogan đã ra lệnh “đàn áp các dân tộc thiểu số, người Kurd và tín đồ Ki tô giáo, trong khi đang xem phim khiêu dâm trẻ em”.
Đoạn phim trên,được chiếu ngay sau khi Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu xóa một bài hát châm biếm trong một chương trình hài khác của Đức.Ankara đã đề nghị Đức lập tức truy tố ôngBohmermann, nhưng một luật sư cho rằng bài thơ không đủ điều kiện để coi là hành vi chế nhạo người khác nên không thể truy tố diễn viên hài.
Ông Bohmermann thì thách thức: “Điều gì có thể xảy ra? Cao lắmhọ sẽ tìm cách gỡ đoạn clip khỏi trang web của chúng tôi”.
Theo hãng tinThe Guardian,công tố viên nhà nước Đức đang điều tra vi phạm của ông Bohmermann theo điều 103 trong bộ luật hình sự của nước này, trong đó liên quan đến việc xúc phạm các tổ chức và đại diện của nước ngoài. Trong trường hợp xấu nhất, diễn viên hài Bohmermann có thể đối mặt với án tù lên đến 3 năm.
Trước đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel từng cố gắng xoa dịu Ankara và ngăn cản nước này theo đuổi vụ nàythông qua những yêu cầu pháp lý. Bà Merkel nói với Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu rằng bài thơ là nhằm vào các chính sách không được chấp thuận, thay vì chế nhạo Tổng thống Erdogan. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn giữ nguyên quan điểm và cho rằng cần phải xử lý mọi thứ theo quy định.
Tạp chí Spiegel cho biết Bộ Ngoại giao Đức, Văn phòng thủ tướng cũng đang tiến hành các cuộc thảo luận để đáp ứng yêu cầu từ Thổ Nhĩ Kỳ. Phát ngôn viên của thủ tướng, ông Steffen Seibert, tuyên bố một quyết định chính thức sẽ được đưa ra trong vài ngày tới.
Vụ việc đang gây ra những tranh cãi trong dư luận Đức. Trong khi giám đốc điều hành của tập đoàn truyền thông Axel Springer lên tiếng ủng hộ ông Bohmermann, một số người khác cho rằng cần truy tố diễn viên hài để hạn chế những “đổ vỡ” trong mối quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ. Ngược lại, đài truyền hình ZDF cho biết sẽ tiếp tục làm việc với ông Boehmermann, và tuyên bố tự do ngôn luận là không thể thương lượng để ưu tiên cho hoạt động chính trị.
Hàn Giang(theoThe guardian)