Ủy ban châu Âu đã thông qua “Thoả thuận xanh”, với mục tiêu chính là ngăn chặn thảm họa khí hậu mà không ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.

Thỏa thuận xanh châu Âu sẽ thay đổi nền kinh tế để giải quyết khủng hoảng khí hậu

15/12/2019, 11:26

Ủy ban châu Âu đã thông qua “Thoả thuận xanh”, với mục tiêu chính là ngăn chặn thảm họa khí hậu mà không ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.

Theo bà Ursula von der Leyen, người đứng đầu mới của Ủy ban châu Âu, “thoả thuận xanh” đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, không gây ra mối đe dọa cho môi trường - Ảnh: Barcroft Media

Theo The Guardian, Uỷ ban châu Âu đã thông qua “Thoả thuận xanh”, một thoả thuận có thể thay đổi hoàn toàn nền kinh tế. Mục tiêu chính của văn kiện là ngăn chặn thảm họa khí hậu mà không ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Thật đáng tiếc là đường lối này không được hỗ trợ bởi tất cả các thành viên của Liên minh châu Âu.

“Thỏa thuận xanh” do Ủy ban châu Âu đã phê duyệt ngày 11 tháng 12 tổng hợp các biện pháp nhằm chống khủng hoảng khí hậu. Văn kiện cho thấy một sự thay đổi trong hầu hết các lĩnh vực của kinh tế, từ việc điều tiết lượng khí thải nhà kính và xây dựng đến sản xuất thực phẩm.

Theo bà Ursula von der Leyen, người đứng đầu mới của Ủy ban châu Âu, “bản chất toàn diện của Thỏa thuận xanh châu Âu - bao gồm không khí chúng ta hít thở đến cách thức ăn được trồng, cách chúng ta đi đến các tòa nhà chúng ta sinh sống” với mục đích là đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, không gây ra mối đe dọa cho môi trường.

Trước hết, đường lối mới nhằm giảm một nửa lượng khí thải nhà kính vào năm 2030 và chuyển sang không khí thải vào năm 2050. Đối với các quốc gia chưa sẵn sàng cho một sự thay đổi căn bản như vậy - Ba Lan, Cộng hòa Séc và Hungary, đã dự tính cung cấp các khoản thanh toán khuyến khích 100 tỉ euro. Tài trợ cho một số lĩnh vực kinh tế châu Âu sẽ thay đổi đáng kể. Chẳng hạn, đến năm 2021, ít nhất 40% trợ cấp cho nông nghiệp và 30% trợ cấp cho nghề cá sẽ được hướng tới các biện pháp giảm phát thải.

“Thỏa thuận xanh” cũng quy định xử lý các vấn đề môi trường khác. Cụ thể, quy định sự chuyển đổi sang phương pháp sản xuất không chất thải và thắt chặt các yêu cầu chất lượng không khí. Đáng tiếc là, không phải tất cả các quốc gia thành viên EU đều phấn đấu cho một "quá trình chuyển đổi xanh".

Ví dụ, vào mùa hè, 4 quốc gia có ngành công nghiệp khai thác than phát triển ở Đông Âu đã không thông qua các biện pháp hành động để giảm khí thải. Ngoài ra, ở một số quốc gia còn có đội ngũ vận động hành lang đông đảo lo ngại về những thay đổi trong chính sách trợ cấp trong ngành đánh bắt cá và nông nghiệp.

Các nhà hoạt động khí hậu hoan nghênh quyết định của Ủy ban châu Âu, nhưng kêu gọi EU đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng hơn để giảm lượng khí thải. Ngoài ra, một số nhà môi trường đã chỉ trích thỏa thuận đặt tăng trưởng kinh tế lên hàng đầu. Trước đó, Nghị viện châu Âu đã thông qua nghị quyết về tình hình khí hậu khẩn cấp. 429 đại biểu đã bỏ phiếu thuận, 225 bỏ phiếu chống và 19 bỏ phiếu trắng.

Vũ Trung Hương

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
4 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thỏa thuận xanh châu Âu sẽ thay đổi nền kinh tế để giải quyết khủng hoảng khí hậu