Để đảm bảo tỷ lệ tử vong vì COVID-19 giảm dù số F0 trong cộng đồng tăng, bên cạnh “vắc xin và 5K”, thuốc điều trị kháng vi rút cũng đóng vai trò quan trọng.

Thuốc điều trị kháng vi rút gây COVID-19 có hiệu quả thế nào với biến thể Omicron?

theo VOV | 30/11/2021, 07:35

Để đảm bảo tỷ lệ tử vong vì COVID-19 giảm dù số F0 trong cộng đồng tăng, bên cạnh “vắc xin và 5K”, thuốc điều trị kháng vi rút cũng đóng vai trò quan trọng.

Gần 250.000 liều thuốc kháng virus Molnupiravir đã được sử dụng trên cả nước. Trong đó, tỷ lệ người bệnh âm tính sau khi sử dụng Molnupiravir sau 5 ngày đạt 72-93%. Thuốc cũng giúp giảm tỷ lệ tử vong 50%.

Đây là kết quả đánh giá sơ bộ việc triển khai thuốc kháng vi rút Molnupiravir với bệnh nhân COVID-19 tại các địa phương của Việt Nam.

Hiệu quả ban đầu của thuốc kháng virus

Trở lại “bình thường mới” với nhiều hoạt động được nới lỏng, các địa phương phải chấp nhận có thể có F0 trong cộng đồng và số ca F0 có thể tăng. Nhưng phải giảm thiểu tối đa tử vong. Bên cạnh tăng cường bao phủ vắc xin và thực hiện 5K để kiểm soát số F0 trong cộng đồng, thì thuốc điều trị cho bệnh nhân COVID-19 thể nhẹ hoặc không triệu chứng như Molnupiravir sẽ là công cụ hữu hiệu cho mục tiêu kiểm soát dịch hiện nay.

COVID-19 là dịch bệnh mới, luôn có sự thay đổi và biến chủng mới, do đó, đến nay, Việt Nam đã xây dựng phiên bản thứ 7 về hướng dẫn điều trị COVID-19 với rất nhiều cập nhật, bổ sung cho phù hợp; đồng thời Bộ cũng đưa nhiều thuốc mới vào điều trị.

Kết quả đánh giá giữa kỳ của các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng quy mô nhỏ và vừa được tiến hành tại Bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM), Bệnh viện Phổi Trung ương, Đại học Y dược TP.HCM cho thấy, tính an toàn và hiệu quả thuốc, Bộ Y tế đã cho phép triển khai Chương trình sử dụng thuốc có kiểm soát Molnupiravir cho các trường hợp mắc COVID-19 thể nhẹ tại nhà và cộng đồng tại TP.HCM từ giữa tháng 8/2021 và hiện nay đã mở rộng triển khai tại hơn 20 địa phương có dịch trong toàn quốc.

Chia sẻ tại Hội nghị sơ kết công tác điều trị COVID-19, trong đó thông tin cụ thể về thuốc Molnupiravir trong điều trị bệnh nhân COVID-19 thể nhẹ, PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương cho biết, Bệnh viện đã triển khai nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng loại thuốc này theo phân công của Bộ Y tế. Theo đó, đánh giá sơ bộ ghi nhận khả quan.

“Thuốc sử dụng theo đường uống tiện lợi là giải pháp tốt để triển khai điều trị diện rộng trong cộng đồng, vượt trội hơn hẳn so với các thuốc dạng tiêm hiện hành. Tính hiệu quả trên lâm sàng tương đối, tính an toàn cao với tỷ lệ biến cố bất lợi thấp, giảm đáng kể tỷ lệ chuyển nặng, chuyển tầng điều trị và tử vong. Chương trình điều trị có kiểm soát giúp giảm gánh nặng cho ngành y tế vì giúp giảm số bệnh nhân cần điều trị tích cực hoặc thở máy… Các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra Molnupiravir giúp giảm một nửa  nguy cơ nhập viện của bệnh nhân COVID-19”, PGS.TS Nguyễn Viết Nhung nói.

Giám đốc BV Phổi T.Ư đề xuất mở rộng tiếp cận thuốc cho bệnh nhân COVID-19 điều trị tại nhà; hoàn thiện quy trình phê duyệt thuốc tại Việt Nam; tiếp cận xã hội hóa nguồn thuốc, nâng cao khả năng phủ rộng cho cộng đồng.

Bệnh viện Phổi Trung ương là đơn vị hỗ trợ các kỹ thuật rộng hầu hết các tỉnh, thành trong Chương trình thí điểm cho các F0 thể nhẹ, thể không triệu chứng được tiếp cận thuốc an toàn, hiệu quả, nhanh chóng, chủ động, từ đó góp phần giảm chuyển nặng, giảm tử vong, giảm tải điều trị và đặc biệt là giảm lây nhiễm ngoài cộng đồng.

Các kết quả báo cáo giữa kỳ của Chương trình tại 3 tỉnh đầu tiên (Đồng Nai, Bình Dương và Long An) cho thấy thuốc có tính an toàn cao, dung nạp tốt, hiệu quả rõ rệt về giảm tải lượng virus, giảm lây lan, giảm chuyển nặng, rút ngắn thời gian điều trị với tỷ lệ bệnh nhân có kết quả RT-PCR sau 5 ngày âm tính hoặc dương tính với giá trị CT ≥ 30 rất cao. Tỷ lệ chuyển nặng rất thấp từ 0,02 - 0,06% và không có ca nào dẫn đến tử vong.

Thuốc với biến thể của vi rút SARS-CoV-2

Trong bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến khó lường, các chuyên gia nhận định, tới đây số ca mắc mới có thể gia tăng do có sự di chuyển từ vùng có dịch và ngược lại. Đặc biệt, giới chuyên gia cũng đặt câu hỏi: Việc vi rút biến đổi liên tục thì liệu thuốc điều trị COVID-19 có làm thay đổi cuộc chiến với COVID-19?

Theo PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, dựa trên những cơ sở khoa học và thực tiễn để thích ứng linh hoạt với trạng thái bình thường mới là giải pháp mà các quốc gia trên thế giới lựa chọn. Đó là chấp nhận sống chung với vi rút SARS-CoV-2 và coi nó là một loại bệnh đặc hữu như cúm mùa, mục tiêu về mặt y tế là kiểm soát dịch bệnh chứ không để cho dịch kiểm soát mình.

Cụ thể là chấp nhận có F0 ở trong cộng đồng, nhưng không để ảnh hưởng đến đời sống xã hội. Tức là phải đảm bảo 3 không: Không nhiễm (thực hiện vắc xin + 5K); Nếu nhiễm thì không chuyển nặng; Nếu có chuyển nặng thì không tử vong.

Các chuyên gia cho rằng, đến thời điểm này, vắc xin vẫn là công cụ hữu hiệu số 1 bởi, nó có thể giảm khả năng mắc và giảm khả năng chuyển nặng và không tử vong. Công cụ số 2 là vấn đề dự phòng - thì ý thức của người dân vẫn là tuân thủ 5K, trong đó quan trọng nhất là khẩu trang và khoảng cách.

Mục tiêu thứ 3 nếu mắc thì không chuyển nặng, đồng thời đảm bảo không tử vong, thì thuốc kháng vi rút mà Việt Nam đang tiếp cận có vai trò rất quan trọng.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
9 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thuốc điều trị kháng vi rút gây COVID-19 có hiệu quả thế nào với biến thể Omicron?