Tỉ giá tăng sau các quyết định điều chỉnh của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang gây áp lực lên lãi suất huy động khi một số ngân hàng đã điều chỉnh tăng nhẹ. Tuy nhiên, việc điều chỉnh lãi suất sẽ chỉ diễn ra trong ngắn hạn và khó tạo thành một cuộc đua trong thời gian tới.

Tỉ giá tăng, ngân hàng 'rục rịch' tăng lãi suất huy động

Một Thế Giới | 09/09/2015, 04:50

Tỉ giá tăng sau các quyết định điều chỉnh của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang gây áp lực lên lãi suất huy động khi một số ngân hàng đã điều chỉnh tăng nhẹ. Tuy nhiên, việc điều chỉnh lãi suất sẽ chỉ diễn ra trong ngắn hạn và khó tạo thành một cuộc đua trong thời gian tới.

Sau bước đi điều chỉnh tỷ giá của NHNN, lãi suất huy động các kỳ hạn ngắn tại các ngân hàng đã được điều chỉnh tăng nhẹ. Đáng chú ý, các ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất huy động lần này chủ yếu là ngân hàng cổ phần tư nhân có quy mô nhỏ và vừa.
Theo đó, một số ngân hàng điều chỉnh tăng từ 0,1 – 0,5 %/năm.
Cụ thể, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương (SaigonBank) đã điều chỉnh tăng thêm 0,1 %/năm. Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) tăng từ 0,2 - 0,3 %/năm. Còn theo biểu lãi suất áp dụng từ ngày 24.8 tại Ngân hàng TMCP Bản Việt (Viet Capital Bank), lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 3 tháng tăng 0,1%, tức lãi suất là 5,2%/năm, kỳ hạn 6 tháng tăng 0,5%, lên mức 6,2%/năm và kỳ hạn 12 tháng là 7,4%/năm.
Không kém cạnh, lãi suất huy động kỳ hạn 3 tháng tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) được niêm yết ở mức 5,3%/năm, tức tăng 0,2%. Lãi suất cho kỳ hạn 6 tháng tăng 0,4%, hiện là 5,9%/năm và kỳ hạn 12 tháng tăng 0,3%, tức 6,8%/năm....
Trước đó Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) cũng tăng lãi suất huy động các kỳ hạn ngắn thêm 0,2 %/năm.
Bên cạnh việc tăng lãi suất, các nhà băng cũng “đua nhau” triển khai nhiều chương trình khuyến mãi dành cho khách hàng gửi tiền. Đơn cử như Viet Capital Bank với chương trình tặng 30.000 phần quà dành cho khách hàng tới gửi tiền. Còn SeABank cũng tặng 10.300 phần quà ưu đãi với tổng trị giá lên tới 1 tỉ đồng cho khách hàng gửi tiền.
Khi các nhà băng nhỏ và vừa tăng lãi suất huy động thì lãi suất huy động của các “ông lớn” ngân hàng thương mại nhà nước lớn lại cơ bản không thay đổi. Ngân hàng TMCP Ngoại thương (Vietcombank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển (BIDV)... hầu như không có sự điều chỉnh. Lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 3 tháng lần lượt là 4,5%/năm và 4,6%/năm và lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng là 6%.
Lý giải việc tăng lãi suất lần này, các ngân hàng cho biết ngoài nhu cầu vay vốn đang tăng, nhất là trong lĩnh vực bất động sản do thị trường này bắt đầu “khởi sắc và tiền gửi USD cũng nhích lên khi tỉ giá được điều chỉnh nên buộc các nhà băng này phải tăng nhẹ lãi suất huy động để thu hút khách hàng gửi tiết kiệm VND.
Trong khi đó, theo một số chuyên gia tài chính, sở dĩ các ngân hàng nhỏ tăng lãi suất huy động trong khi ngân hàng lớn “bình chân như vại” là do các nhà băng nhỏ và vừa đang “đói” vốn nên việc tăng lãi suất này là một cách để giữ chân khách hàng. Mặt khác, các ngân hàng nhỏ và vừa cũng đang muốn đẩy mạnh đầu ra khi thị trường tài chính đang nhộn nhịp trở lại.
Bên cạnh đó, việc điều chỉnh tỷ giá sẽ khiến thanh khoản của thị trường giảm bớt, người dân và doanh nghiệp sẽ chuyển qua mua ngoại tệ nhiều hơn. Do đó, áp lực về thanh khoản cũng khiến mặt bằng lãi suất ngắn hạn tăng lên trong khi lãi suất trung và dài hạn sẽ ít bị ảnh hưởng.
Đặc biệt, động thái tăng lãi suất này không đáng quan ngại bởi đầu tháng 6, khi các ngân hàng “đua nhau” tăng lãi suất tiền gửi nhưng lãi suất cho vay không bị nóng lên.
Phan Diệu

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương tại Hoàng thành Thăng Long
một giờ trước Sự kiện
Sáng 19.1, Chủ tịch nước Lương Cường và phu nhân cùng đại diện lãnh đạo các bộ ban ngành trung ương, thành phố Hà Nội, và gần 100 đại biểu kiều bào thực hiện nghi lễ dâng hương tại điện Kính Thiên ở Hoàng thành Thăng Long để thành kính tưởng nhớ đến các thế hệ cha ông đã chiến đấu, hy sinh gìn giữ, bảo vệ non sông nước Việt.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tỉ giá tăng, ngân hàng 'rục rịch' tăng lãi suất huy động