Những ngày này, khách hàng dùng điện nhận được hóa đơn tiền điện tháng 5.2020, nhiều người đã "té ngửa" vì số tiền tăng vọt so với những tháng trước, thậm chí có trường hợp còn tăng gấp đôi, gấp ba lần.

Tiền điện tăng chóng mặt, ngành điện nói gì?

15/06/2020, 11:48

Những ngày này, khách hàng dùng điện nhận được hóa đơn tiền điện tháng 5.2020, nhiều người đã "té ngửa" vì số tiền tăng vọt so với những tháng trước, thậm chí có trường hợp còn tăng gấp đôi, gấp ba lần.

Số tiền trên hóa đơn tiền điện của nhiều hộ gia đình đồng loạt tăng mạnh trong tháng 5.2020 - Ảnh: TN

Dù đang trong thời điểm được Nhà nước hỗ trợ giảm tiền điện do chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nhưng nhiều người vẫn không khỏi hoang mang khi hóa đơn thể hiện số tiền điện vẫn tăng phi mã, dù được hỗ trợ đi chăng nữa.

Trước những lo ngại trong hóa đơn tiền điện của người dân, đại diện Tổng công ty Điện lực Hà Nội (EVN Hà Nội) lên tiếng giải thích theo quy luật thời tiết hằng năm, tháng 5 và 6 là thời điểm khu vực miền Bắc mà đặc biệt là thủ đô Hà Nội bước vào cao điểm mùa hè, bắt đầu có nhiều đợt nắng nóng kéo dài khiến lượng điện tiêu thụ tăng cao đột biến, nhu cầu sử dụng điện tăng cao, kéo theo tiền điện cũng cao hơn tháng trước đó.

Trong tháng 5, Hà Nội dù chỉ hứng chịu đợt nắng nóng duy nhất kéo dài trong 2 ngày (ngày 20 và 21.5) đã nâng lượng điện tiêu thụ trung bình lên mức 62,6 triệu kWh/ngày, tăng 45% so với tháng 4 (42,99 triệu kWh/ngày).

Từ đầu tháng 6 đến nay, Hà Nội liên tiếp hứng chịu nắng nóng gay gắt kéo dài với nền nhiệt duy trì ở mức trên 39 độ C. Với hiệu ứng nhà kính và sức nóng từ các khối bê tông, tòa nhà cao tầng đã khiến mức nhiệt trong ngày tại Hà Nội có nơi lên đến gần 60 độ C. Nắng nóng gay gắt kéo dài liên tục đã khiến lượng tiêu thụ điện tại Hà Nội ngày 9.6 đã đạt tới mức 89,209 triệu kWh. Đây là lượng điện tiêu thụ cao nhất trong lịch sử từ trước đến nay.

Nếu so sánh lượng điện tiêu thụ của các tháng trước đó, có thể nhận thấy sản lượng điện tiêu thụ trên địa bàn thủ đô trong tháng 6.2020 đã tăng rất cao. Cụ thể, tính đến ngày 12.6, lượng điện tiêu thụ trung bình ngày là 80,082 kWh, tăng 28% so với tháng 5.2020 và 86% so với tháng 4.2020.

"Như vậy, kỳ hóa đơn tiền điện tháng 6.2020 bao gồm cả những ngày nắng nóng gay gắt của tháng 5 và đợt nắng nóng kéo dài đầu tháng 6 (từ ngày 1 đến 12.6). Vì vậy, nếu khách hàng có kỳ ghi chỉ số từ ngày 16.5 đến ngày 15.6.2020, thì khả năng hóa đơn tiền điện tăng cao, thậm chí tăng gấp đôi, gấp ba là điều rất có thể xảy ra", đại diện Tổng công ty Điện lực Hà Nội cho hay.

Theo đó, EVN Hà Nội khuyến cáo khách hàng sử dụng máy điều hòa cần để mức nhiệt độ tốt nhất là từ 26 đến 28 độ C. Việc để nhiệt độ thấp không giúp điều hòa làm lạnh nhanh hơn mà chỉ khiến tốn điện, hại máy và không bảo đảm sức khỏe. Trong trường hợp chưa đủ mát, người dùng có thể bật thêm quạt gió kết hợp, sẽ giúp tiết kiệm điện khoảng 2 đến 3% điện năng so với việc bật điều hòa ở mức nhiệt thấp hơn.

Tuyết Nhung

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tiền điện tăng chóng mặt, ngành điện nói gì?