Hiện có tình trạng nước sạch bị hao phí quá lớn trong quá trình phân phối. Chính vì vậy, nhóm sinh viên Trường đại học Bách khoa TP.HCM đã đưa ra giải pháp chống thất thoát nước bằng ứng dụng trên điện thoại di động.

Tiết kiệm nước sinh hoạt bằng... điện thoại di động

Thu Anh | 09/06/2016, 13:11

Hiện có tình trạng nước sạch bị hao phí quá lớn trong quá trình phân phối. Chính vì vậy, nhóm sinh viên Trường đại học Bách khoa TP.HCM đã đưa ra giải pháp chống thất thoát nước bằng ứng dụng trên điện thoại di động.

Với ý tưởng sử dụng ứng dụng điện thoại di động để phát hiện rò rỉ tại hệ thống cấp nước, nhóm 3 chàng traiTrịnh Quốc Anh, Nguyễn Trần Quang Khải và Võ Phi Long - sinh viên Trường đại học Bách khoa TP.HCM đã giành chiến thắng trong cuộc thi "Sáng tạo thông minh về nước năm 2016" diễn rangày 6.6 tại Hà Nội.

Đưa giải pháp vào sản phẩmcông nghệ

Trao đổi với PV Báo điện tử Một Thế Giới trước khi trở về TP.HCM tiếp tục việchọc hành, bạn Trịnh Quốc Anh cho biết theo các số liệu thống kê, ở Việt Nam có khoảng 30% lượng nước bị thất thoáttrong quá trình phân phối nước, so với tỷlệ thất thoát nước ở Tokyo là 3% và Singapore là 4% thì đó là một tổn thấtkhổng lồ. Vì vậy, giải quyết thất thoát, rò rỉ nước là một nhu cầu cần thiết và cấp bách.

Theo Quốc Anh chia sẻ, sau khi nhận được thông tin về cuộc thi “Sáng tạo thông minh về nước năm 2016”, nhóm bắt đầu chuẩn bị và thực hiện trong khoảng 1 tháng. Và điều nhóm hướng tới chính là việc đưa được những giải pháp vào một thiết bị nhỏ gọn, phổ biến trong đời sống. Smartphone (điện thoại di động thông minh)là sự lựa chọn đầu tiên mà nhóm hướng tới.

Ứng dụng này sẽ cho phép người dùng có thể chủ động cung cấp thông tin về khu vực đường ống bị rò rỉ để kịp thời sửa chữa, ngăn chặn tình trạngthất thoát nước. Khi phát hiện có hiện tượng rò rỉ nước trong quá trình sử dụng, người sử dụng có thể mở ứng dụng có sự hỗ trợ của định vị GPS của smartphone, từ đó bộ phận kỹ thuật của tòa nhà sẽ nhận được thông tin này và sửa chữa.

Với ý tưởng độc đáo, gắn liền với đời sống là thế nhưng nhóm các bạn trẻ cũng gặp không ít những khó khăn khi vừa phải đảm bảo thời gian lên lớp vừaphải hoàn thành đúng tiến độ của dự án.

“Khi thực hiện dự án, nhóm chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý nguồn nước nhưng bọnmình đã tìm cách tiếp cận vấn đề theo góc nhìn của các kỹ sư điện tử, là sử dụng kiến thức đã học và biết để giải quyết việc rò rỉ nước của hệ thống. Hơn nữa, các vấn đề về kỹ thuật như việc tối giản quy trình thông báo rò rỉ cũng là điều vô cùng nan giải và nhóm đã đề xuất sử dụng GPS để xác định vị trírò rỉ nước để thông báo”, Quốc Anh nói thêm.

Ngoài ra, Phi Long - một thành viên trong nhóm cũng cho rằngứng dụng này sẽ cho phép người dùng có thể chủ động cung cấp thông tin về khu vực đường ống bị rò rỉ để kịp thời sửa chữa, ngăn chặn việc thất thoát nước. Điều khó nhất khi bắt tay vào xây dựng ứng dụng là xác định được chính xác vị trí đường ống bị rò rỉ. Ứng dụng đòi hỏicó bản đồ đường ống nước rõ ràng nhằm tránh được các thông tin gây nhiễu.

Ý tưởng đơn giản, có tính nhân rộng cao

Đánh giá về sáng kiến này trong lễ trao giải “Sáng tạo thông minh về nước 2016”, tiến sĩPhil Graham, chuyên gia quốc tế về khí hậu và nước, thành viên BGK, nhận định: “Đây một ý tưởng đơn giản nhưng có tính nhân rộng cao từ một ứng dụng trên điện thoại di động. Sáng kiến có sự đầu tư về chất xám và sự sáng tạo lớn bởi các bạn trẻ Việt Nam”.

Thực tế, trong một tòa nhà, những người biết được chỗ rò rỉ nước là những người trực tiếp sử dụng nó. Tuy nhiên, những người này thường bỏ qua thông tin trên hoặc không biết sẽ báo choai trong tòa nhà về chỗ rò rỉ này. Do đó, những sinh viên đã viết một ứng dụng nhằm cung cấp thông tin tới ban quản lý tòa nhà về tình trạng rò rỉ nước chỉ bằng một cú chạm tay trên smartphone, nhanh hơn cả gửi email.

Các bạn sinh viên đang tiến hành thí nghiệm

Theo bạnPhi Long, ứng dụng này rất đơn giản và không cần nhiều chi phí, có thể mở rộng ra nhiều tòa nhà và cả một thành phố. Số lượng người sử dụng càng nhiều thì độ chính xác của thông tin càng cao.

Tuy dự án mới chỉ ở chặng đầunhưng nhóm bạn trẻ Bách khoa TP.HCM đang rất mong nhận được sự quan tâm từ các nhà đầu tư, các quỹ đầu tư mạo hiểm để tiếp tục đưa dự án sớm đi vào thực tế đời sống.

Chia sẻ về hướng đi trong tương lai, Quốc Anh cho biết: “Nhóm sẽ tiếp tục hiệnthực hóa đề tài, có thể là áp dụng ngay cho trường đại học của mình. Trong quá trình đó nhóm sẽ cố gắng khắc phục các lỗi có thể gặp và nâng cấp để ứng dụng có thể hiệu quả hơn trong việc quản lý hệ thống nước”.

Được biết, sắp tới nhóm bạn trẻ nàysẽ tham gia Tuần lễ nước thế giới diễn ra từ 27.8 đến 2.9 tại Stockholm (Thụy Điển) để tiếp tục chia sẻ những ý tưởng, những giải pháp về nước cùng bạn bè quốc tế. Theo cả nhóm, đây chính là cơ hội để học tập, tham khảo thêm các ý tưởng khác nhằmhoàn thiện ýtưởng của mình.

Thu Anh
Bài liên quan
Lễ trao áo blouse trắng cho sinh viên Trường đại học Nam Cần Thơ
Ngày 21.11, Trường đại học Nam Cần Thơ tổ chức lễ trao áo blouse trắng cho sinh viên ngành Y đa khoa khóa 12 và 150 sinh viên lớp Đại học Y khoa quốc tế khóa 1.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
9 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tiết kiệm nước sinh hoạt bằng... điện thoại di động