Hiện các khoản tín dụng “đen” đã lên đến khoảng 50 tỉ USD nhưng Nhà nước không thể kiểm soát được cung tín dụng và không rõ sẽ đi về đâu. 

Tín dụng “đen” chiếm 30% thị trường tài chính

Một Thế Giới | 15/10/2013, 05:04

Hiện các khoản tín dụng “đen” đã lên đến khoảng 50 tỉ USD nhưng Nhà nước không thể kiểm soát được cung tín dụng và không rõ sẽ đi về đâu. 

           

Đó là những nhận định được tiến sĩ Võ Trí Thành, Viện phó Viện Nghiên cứu Quản lí Kinh tế Trung ương, đưa ra tại Hội thảo Cải cách thị trường tài chính trong chiến lược tái cơ cấu nền kinh tế, do Ban Kinh tế trung ương và Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia tổ chức sáng 14.10 ở Hà Nội.

Dân mất niềm tin 

Tiến sĩ Thành cho biết, ở Trung Quốc “các ngân hàng ngầm” cũng chiếm từ 30%- 60% GDP.

Theo ông Con English – Trưởng nhóm hỗ trợ giám sát Ngân hàng Trung ương Ailen, vấn đề ngân hàng ngầm là một khía cạnh khác trong cải cách tài chính và cũng cần được quan tâm.

Hiện nay, tỉ lệ ngân hàng ngầm  trên thế giới ước tính bằng 25%-30% tổng hệ thống tài chính đang hoạt động giống như ngân hàng, nhưng không bị điều tiết như ngân hàng. Các ngân hàng này nắm giữ 22% nguồn quỹ ngắn hạn của các chính phủ, doanh nghiệp và 38% các chứng khoán ngân hàng. Đây là một con số đáng kể.

Nguyên phó Thủ tướng Vũ Khoan cho rằng việc tồn tại “ngân hàng ngầm” hay còn gọi là tín dụng đen với con số như vậy là không nhỏ. Điều này còn thể hiện niềm tin của người dân đối với thị trường tín dụng chính thống.

“Một khi niềm tin của người dân vào hệ thống tài chính chính thống bị giảm sút thì đó là cơ hội cho tín dụng đen hoạt động. Như vậy là rất nguy hiểm, làm ảnh hưởng đến ổn định xã hội”. Ông Khoan bình luận và cho rằng, để ngăn chặn tình trạng tín dụng đen, Nhà nước không nên áp dụng biện pháp hành chính mà cần có giải pháp làm lành mạnh thị trường tín dụng chính thống, tạo niềm tin nơi người dân. Khi ấy tự khắc tín dụng đen không có chỗ để hoạt động.

Hạn chế can thiệp hành chính

Bàn về giải pháp tái cấu trúc thị trường tài chính, ông Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, cho biết thị trường tài chính Việt Nam có ba cấp bậc.

Một là hệ thống các tổ chức tín dụng chịu gánh nặng quá lớn trong việc cung cấp tài chính cho các doanh nghiệp. Hai là thị trường thiếu vốn dài hạn nên các tổ chức tín dụng phải dùng một lượng khá lớn nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ các dự án trung dài hạn, từ đó gây nhiều rủi ro kỳ hạn cho các tổ chức tín dụng. Thứ ba, trong khi quy mô ngân hàng thương mại còn nhỏ thì thị phần của bốn ngân hàng thương mại lớn đã chiếm trên 50% toàn hệ thống ngân hàng.

“Điều này đặt ra thách thức không nhỏ cho các nhà hoạch định chính sách trong việc lựa chọn giải pháp để tái cấu trúc lại thị trường tài chính. Nếu cho ra đời các ngân hàng thương mại quy mô tầm cỡ khu vực sẽ làm gia tăng tình trạng thị phần của một nhóm các ngân hàng thương mại quá lớn, gia tăng rủi ro tiềm ẩn hệ thống”, ông Ngoạn nói.

Do đó, tiến sĩ Võ Trí Thành đề nghị Chính phủ cần từ bỏ việc sử dụng các biện pháp hành chính và khuôn mẫu hoạch định chính sách dựa trên các biện pháp hành chính. Vì các biện pháp hành chính chỉ tạo ra tác động trong một thời gian ngắn nhưng lại thiếu bền vững.

Tín dụng “đen” rình rập thị trường

Tính dụng “đen”: Doanh nghiệp biết vẫn khó tránh

Phương Nguyên  - Duyên Duyên

           
Bài liên quan
Huyện Trần Văn Thời (Cà Mau): Kinh tế phát triển, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch
Năm 2024, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Trần Văn Thời tiếp tục đạt nhiều kết quả khả quan, nhiều chỉ tiêu quan trọng đạt và vượt tiến độ so với kế hoạch.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
3 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tín dụng “đen” chiếm 30% thị trường tài chính