Phiên tòa ngày 14.8 tại Hồng Kông đã kết luận Hoàng Chi Phong, La Quán Thông và Chu Vĩnh Khang không đáng bị phạt tù. Thay vào đó, Hoàng và La bị phạt lao động công ích còn Chu chỉ bị án treo. Tòa nhận định cả ba chỉ muốn bày tỏ ý kiến và quan tâm đến xã hội.

Tòa án Hồng Kông: Những thanh niên lãnh đạo 'cách mạng dù' hành động vì lý tưởng

Cẩm Bình | 15/08/2016, 17:49

Phiên tòa ngày 14.8 tại Hồng Kông đã kết luận Hoàng Chi Phong, La Quán Thông và Chu Vĩnh Khang không đáng bị phạt tù. Thay vào đó, Hoàng và La bị phạt lao động công ích còn Chu chỉ bị án treo. Tòa nhận định cả ba chỉ muốn bày tỏ ý kiến và quan tâm đến xã hội.

“Cách mạng dù” bao gồm các cuộc biểu tình và các hoạt độngnhư trưng cầu ý dân trên mạng đòi hỏi quyền dân chủ, cụ thể là được quyền đề cử đặc khu trưởng mà không phải thông qua quyết định của ủy ban bầu cử vốn bị xem là thân Bắc Kinh. Từ tối 26.9.2014, hàng ngàn người đã tập trung tại các khu vực trung tâm và trụ sở chính quyền đặc khu, vịnh Đồng La và khu Vượng Giác để tham gia biểu tình.

Vớicáo buộc tham gia biểu tình trước tòa nhà chính quyền Hồng Kông vào ngày 26.9.2014, Hoàng Chi Phong bị phạt 80 giờ lao động phục vụ cộng đồng. Còn với tội tụ tập trái phép và kích động người khác, La Quán Thôngbị phạt 120 giờ lao động.

Riêng Chu Vĩnh Khangvì còn phải ra nước ngoài học tập, tòa án Khu Đông (Hồng Kông) đã thay đổi hình phạt từ 80 giờ lao động thành án tù 3 tuần hoãn thi hành một năm. Tuy nhiên, Chu sẽ ngồi tù nếu phạm tội hình sự trong năm tới.

Theo phán quyết công bố ngày 14.8, tòa chấp nhận cả ba chỉ muốn bày tỏ ý kiến và nhu cầu vì họ tin tưởng lý tưởng chính trị của mình và quan tâm đến tình trạng xã hội Hồng Kông chứhọ không hành động vì lợi ích riêng hay muốn làm hại người khác.

Với hình phạt khá nhẹ nhàng, cả ba sẽ không có trở ngại gì khi tham gia các hoạt động chính trị tại đặc khu, cụ thể là cuộc bầucử Hội đồng Lập pháp Hồng Kông vào tháng 9 tới.

Tuy nhiên, do Hoàng chỉ mới 19 tuổi, quá trẻ để có thể chạy đua vào Hội đồng Lập phápcòn Chu phải tập trung chuyệnhọc ở Anh để tránh phải chấp hành án treo nên chỉ còn La Quán Thông có thể thay mặt đảng Demosistō (có nghĩa là "Đứng lên vì dân chúng", do Hoàng Chi Phong sáng lập) để ứng cử.

Sắp tới, La Quán Thông sẽ thay mặt cho đảng Demosistō tham gia ứng cử vào Hội đồng Lập pháp Hồng Kông- Ảnh: South China Morning Post

Trong phiên tòa trước đó vào ngày 21.7, tòa khẳng định có chứng cứ cho thấy Hoàng trước khi leo qua hàng rào vào tòa nhà chính quyền đã lên tiếng kêu gọi mọi người cùng vào. Hành động này của Hoàng chưa được cảnh sát hay bộ phận quản lý tòa nhà cho phép.

Sau đó, La đã dùng micro kêu gọi nhiều người, trong đó có Chu, bao vây các văn phòng cảnh sát và tòa nhà.

Sau khi thoát án tù, cả ba cho biết họ không hối hận với những gì đã làm và chấp nhận hình phạt của tòa.

Trả lời phỏng vấn của CNN, Hoàng Chi Phong cho biết: “Tôi không hối hận vì đã tham gia “cách mạng dù” nhưng tôi lo rằng hình phạt mà chính quyền đưa ra sẽ khiến những người khác sợ hãi và không dám lên tiếng để thể hiện quan điểm nữa”.

La Quán Thông phát biểu:“Tôi tin rằng muốn thay đổi xã hội thì cần phải có sự chung tay của nhiều người. Nhưng vụ xét xử lần này có thể sẽ khiến mọi người không dám tham gia các cuộc biểu tình tương tự nữa”.

Cẩm Bình (theo CNN)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
10 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tòa án Hồng Kông: Những thanh niên lãnh đạo 'cách mạng dù' hành động vì lý tưởng