Đầu năm 2019, một báo cáo của nhóm Trắc lượng khoa học Việt Nam cho thấy ngành toán học của Việt Nam đã có những bước tiến lớn trong 10 năm trở lại đây.
Theo báo cáo, kết quả công bố quốc tế trên các tạp chí ISI (là những tạp chí quốc tế có uy tín) của ngành toán học Việt Nam trong năm 2018 dẫn đầu các nước ASEAN và vượt cả Singapore.
Cụ thể, theo thống kê của nhóm S4VN, tính đến 28.10.2018, ngành Toán Việt Nam có 304 bài đăng trên ISI, dẫn đầu các nước ASEAN, vượt lên trên cả Singapore(196 bài) một quốc gia có nền toán học phát triển bậc nhất và luôn đứng đầu khốiASEAN từ năm 2014 về sau. Công bố cho thấyViệt Nam vươn lênvị trí dẫn đầu các nước ASEAN về chỉ số này từ năm 2014 đến nay.
Vị trí xếp hạng thế giới về số lượng công bố ISI ngành toán của Việt Nam và các nước ASEAN.
Các số liệu thể hiện từnăm 2017, Việt Nam xếp thứ 31 trên thế giới với 368 bài, trong khi đó Singapore xếp thứ 46 với 190 bài.
Đến năm 2018 thì toán học Việt Nam xếp ở vị trí thứ 32 trên thế giới về công bố ISI, vượt Singapore 11 bậc (Singapore xếp thứ 43).
Theo đánh giá của nhóm nghiên cứu, thì lĩnh vực toán học Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc trong những năm qua.
Sau sự kiện GS Ngô Bảo Châu trở thành người đầu tiên của các nước đang phát triển đoạt giải thưởng Fields danh giá năm 2010, sự ra đời của Viện nghiên cứu cao cấp về Toán (VIASM) và Chương trình Quốc gia phát triển Toán học giai đoạn 2010 - 2020 đã trở thành động lực thúc đẩy nền Toán học Việt Nam lên một bước phát triển mới.
S4VN là dự án của một số nhà khoa học trẻ đến từ các đơn vị đào tạo khác nhau trong nước nhằm cung cấp thông tin về kết quả nghiên cứu khoa học của các cơ sở giáo dục đại học và các cơ sở nghiên cứu khoa học tại Việt Nam. Hiện tại, dữ liệu của dự án được khai thác chủ yếu từ nguồn dữ liệu thuộc Web of Science do Viện Thông tin khoa học (Institute of Scientific Information - ISI) cung cấp.
Mục tiêu của S4VN là góp phần minh bạch hoá kết quả hoạt động khoa học tại Việt Nam thông qua việc cung cấp những dữ liệu đáng tin cậy và có khả năng đối sánh cao, hướng đến đối tượng độc giả là các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách, các nhà lãnh đạo tại các cơ sở giáo dục đại học, các cơ sở nghiên cứu khoa học, và những người quan tâm đến lĩnh vực trắc lượng khoa học nói chung.