Báo South China Morning Post ngày 28.8 nhận định mặc dù bị chỉ trích tới tấp vì đã có hàng ngàn người bị giết trong chiến dịch trấn áp ma túy, Tổng thống Rodrigo Duterte vẫn được đa số người dân Philippines ủng hộ.
Trong ngày tuyên thệ nhậm chức tổng thống vào ngày30.6, ông Rodrigo Duterte đã đến một khu ổ chuột ở thủ đôManila và kêu gọi người dân nếu biết ai đó nghiện ma túy thì “hãy ra tay giết họ vì sẽ rất đau đớn nếu để ba mẹ họ làm điều này”.Hai tháng sau, gần 2.000 nghi phạm buôn bán và sử dụng ma túy bị giết.
Phải đối mặt với chỉ trích từ các nhà hoạt động nhân quyền, các tổ chức quốc tế và người dân trong nước, trong đó có thẩm phán Tòa án tối cao Philippines, ông Duterte vẫn giữ vững lập trường và còn dọa sẽ ban hành thiết quân luật nếu Tòa ántối cao can thiệp vào công việc của ông.
Theo kết quảthăm dò vào đầu tháng 7, vẫn có gần 91% người Philippines ủng hộ Tổng thốngDuterte. Cuộc thăm dò độc lập này được thực hiện khi ôngDuterte đang có tuần đầu tiên trên cương vị tổng thống. Từ đó đến nay vẫn chưa có cuộc thăm dò nào khác.
Cảnh sát bắt giữ người nghiện ở Manila - Ảnh: AFP
Nhiều người dân ủng hộ chiến dịch trấn áp ma túy
Trong phiên điều trần trước Thượng viện ngày23.8, chỉ huy trưởng cảnh sát quốc giaRonald dela Rosa cho biết đã có hơn 1.900 người thiệt mạng trong chiến dịch trấn áp ma túy. Trong số nàycó 756 nghi phạm buôn bán và sử dụng ma túy bị bắn chết vì chống đối.Hơn 1.000 trường hợp còn lạiđang được điều tra, trong đó có một số người có thể không liên quan đến ma túy.
Tiến sĩ xã hội học Jayeel Cornelio thuộc Đại họcAteneo de Manila ghi nhậnchỉ có rất ít người ủng hộ ông Duterte vỡ mộng vì cácvụ giết người kể trên. Cử tri vẫn tin vào lời hứa tiêu diệttội phạm ma túy màông Duterte đưa ra trong chiến dịch tranh cử tổng thống. Họ cũng thấy những lời chửi rủa và bình luận không kiêng dè của ông Duterte rất có tiếng vang.
Những lời đe dọa giết chết bọntội phạm, cam kếtchống tham nhũng và nhữnglời hùng biện chống lại các nguyên tắc xã hội cùng vớitính hài hước của ông Duterte đã làm say mê những người dânPhilippines sống bên lề xã hội. Ông đã thắng cử tổng thống một cách áp đảo. Kết quả nàyphản ánh thái độgiận dữ của công chúng đối với các tệ nạn xã hội mà ông lên án.
Theo Bộ trưởng Kế hoạch kinh tế Ernesto Pernia, cácvụ giết người “có thể là điều ác cần làm để theo đuổi một điều tốt đẹp hơn”. Đây là ý kiến được nhắc lại trong rất nhiều bình luận trên cácmạng xã hội từ những người ủng hộ Tổng thốngDuterte nhằm phản pháo lại các chỉ trích và bảo vệ chiến dịch trấn áp ma túy tàn bạo.
Thanh niênRex Alisoso 25 tuổi, một người quét dọn làm việc tại Manila, nhận xét:“Những vụ giết người đều tốt, như vậy sẽ có ít kẻ phạm tội hơn, ít kẻ buôn bán ma túy và ít con nghiện ma túy trong xã hội chúng ta hơn”.
Cũng theo Alisoso, người dân đã quen với cách ông Duterte nói chuyện và đã bầu cho ông vì biết cách ông làm việc.
Nhiều người dân Philippines cho rằng giết ngườinghiệnlà “điều ác cần làm để theo đuổi một điều tốt đẹp hơn”- Ảnh: Reuters
CôKim Labasan, chủ một cửa tiệm ở Manila,không thích những lời chửi thề liên tục của ông Duterte, việc ông làm mích lòng quá nhiều người và quyết định cho phép mai tángnhà độc tài Ferdinand Marcos tại Nghĩa trang Anh hùng. Tuy nhiên, côủng hộ chiến dịch trấn áp ma túy bất chấpsố người chết không ngừng tăng vì cô đã tận mắt chứng kiến tác hại của ma túy.Tại quê nhà của cô ởphía bắc Manila, nhiều người đã rơi vào tình trạng “đầu óc bị nhiễm độc” và đã từng cướp bóc nhà cô.
Tiến sĩ Cornelio đánh giá: “Một cuộc chiến về đạo lý đang được chính phủ này tiến hành.Trước đây, nếu là một nhà ủng hộ nhân quyền thì bạn là anh hùng đất nước, nhưng bây giờ bạn bị xem là người có thể hủy hoại đất nước này”.
Theo tiến sĩCornelio, Tổng thốngDuterte đang thúc đẩy “chủ nghĩa dân túy hình sự” - xác định một kẻ thù cụ thể, một kẻ phạm tộivà sau đó dồn kẻ đó vào con đường chết. Vì kết quảngười dân cảm thấy được, nên “đối với những người bình thường, kết quả nàytrở nên quan trọng hơn nhiều thứ khác”.
Tổng thốngDuterte không thay đổilập trường
Tổng thốngDuterte đánh giáma túy đang hủy hoại Philippines. Trong bài phát biểu về tình hình quốc gia vào tháng 7, ông khẳng định: “Không thể dùng nhân quyền như lá chắn hay cái cớ để hủy hoại đất nước này”.
Ông đãtừng gọi Đại sứ Mỹ Philip Goldberg là “kẻ đồng tính” sau khi ông đại sứ chỉtrích cácbình luận của ông về một vụ hiếp dâmtrong thời gian tranh cử. Ông đãdọa Philippines sẽ rút khỏi Liên Hợp Quốckhi Liên Hợp Quốc lên án cácvụ giết người mà không qua xét xử ở Philippines. Ông nói rằng mình không đếm xỉa tới hậu quả.
Sau đó, Bộ trưởngNgoại giao Philippines Perfecto Yasay đãphải lên tiếng khẳng định Philippines sẽ không rút khỏi Liên Hợp Quốcvà Tổng thốngDuterte đưa ra phát biểu trên chỉ vì quá mệt mỏi, tức giận và thất vọng.
Tổng thốngDuterte đánh giáma túy đang hủy hoại Philippines - Ảnh: YouTube
Ông Phelim Kine, phó giám đốc chi nhánh tổ chức nhân quyền Human Rights Watch tại châu Á nhận xét:“ÔngDuterte đang nghiền nát sự cai trị của pháp luật cũng như những người ủng hộ sự cai trị này trong và ngoài nước”.Ông ghi nhậncác vụ giết người cho thấy đã có ngườitiếp thu những lời lẽhiếu chiến vềgiải quyết tội phạm của Tổng thốngDuterte.
Tài xế Ferdie Monasterio, người không ủng hộ Tổng thốngDuterte, cho biết: “Những người ủng hộ đang cổ vũ cho ông ta, nhưng hãy chờ đến khi một trong số họ bị giết. Ông ấy không khác gì Marcos và có vẻ như ông ấy muốn thiết lập chế độ độc tài.
Theo tiến sĩ Cornelio, con số người chết không phải là lý lẽ đanh thép để công chúng chuyển sang chống đối Tổng thốngDuterte vì có rất nhiều người xem đólà giết người một cáchhợp lý.
Ông ghi nhậnnăm đầu tiên cầm quyền là rất quan trọng đối với Tổng thốngDuterte vì trong chiến dịch tranh cử ông đã hứa hành động nhanh chóng. Ông nhận định:“Giữ lời hứa cũng phải có ngưỡng. Sớm muộn gì cũng phải có thay đổi phải không? Nếu không thì người dân sẽ bắt đầu thất vọng”.
Cẩm Bình (theo South China Morning Post)