TP.HCM sẽ tiến hành kiểm tra công tác an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu, đồ uống có cồn trên địa bàn TP từ ngày 15.8 đến hết năm 2022.

TP.HCM đồng loạt kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu, đồ uống có cồn

Hồ Quang | 09/08/2022, 17:12

TP.HCM sẽ tiến hành kiểm tra công tác an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu, đồ uống có cồn trên địa bàn TP từ ngày 15.8 đến hết năm 2022.

Chiều 9.8, Ban chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm TP.HCM đã ban hành kế hoạch kiểm tra công tác an toàn thực thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu, đồ uống có cồn trên địa bàn TP.

Theo Ban chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm TP.HCM trong thời gian vừa qua, trên địa bàn TP liên tiếp xảy ra một số vụ ngộ độc rượu do sử dụng rượu có chứa methanol, ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người dân.

tphcm-dong-loat-kiem-tra-cac-cao-so-san-xuat-kinh-doanh-ruou-do-uong-co-conhinh-anh(1).png
Một điểm kinh doanh đồ uống có cồn trên địa bàn quận 7, TP.HCM - Ảnh: PV

Trước tình hình đó, TP sẽ tiến hành thanh, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm; chú trọng kiểm tra về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm; nguồn gôc, xuât xứ; các loại nguyên liệu, hóa chất, phụ gia sử dụng để sản xuất, chế biến thực phẩm; hồ sơ tự công bố sản phẩm...

Các hồ sơ pháp lý và nội dung khác theo yêu cầu của đoàn kiểm tra. Trong quá trình thanh, kiểm tra, các đoàn thực hiện lấy mẫu rượu, bia, đồ uống có cồn, gửi mẫu kiểm nghiệm thực phẩm tại các cơ sở kiểm nghiệm được chỉ định. Thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với những cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh rượu, bia, đồ uống có cồn không đảm bảo an toàn thực phẩm và xử lý nghiêm khi có vi phạm. Thời gian kiểm tra bắt đầu từ ngày 15.8 đến hết năm 2022.

Ban chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm TP.HCM đã giao Ban quản lý an toàn thực phẩm tập trung thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu rượu, bia, đồ uống có cồn; doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống có bán rượu, bia, đồ uống có cồn tiêu dùng tại chỗ.

Riêng UBND các quận, huyện và TP. Thủ Đức phối hợp với các đơn vị có liên quan, triển khai công tác kiểm tra đối với các cơ sở sản xuất rượu thủ công, cơ sở kinh doanh rượu, bia, đồ uống có cồn quy mô nhỏ, lẻ, hộ kinh doanh cá thể; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống quy mô nhỏ, lẻ, hộ kinh doanh cá thể có bán rượu, bia, đồ uống  có cồn tiêu dùng tại chỗ...

Các đơn vị trên tập trung kiểm tra về nguồn gốc, xuất xứ các sản phẩm rượu, bia, đồ uống có cồn, nguyên liệu để sản xuất, chế biến rượu, bia, đồ uống có cồn... Thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với rượu, bia, đồ uống có cồn không đảm bảo an toàn.

Bà Phạm Khánh Phong Lan – Phó Ban chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm TP.HCM cho biết, mục đích của đợt thanh, kiểm tra lần này là nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu và sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn, hạn chế tối đa các vụ ngộ độc liên quan đến rượu, bia, đồ uống có cồn.

Bên cạnh đó kiểm soát, xử lý việc sản xuất, kinh doanh các sản phẩm rượu, bia, đồ uống có cồn kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo an toàn thực phẩm.

Cùng ngày, Ban quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM cũng đã có công văn 1965/ BQLATTP-QLNĐ đề nghị UBND các quận, huyện và TP.Thủ Đức tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về tác hại của việc lạm dụng rượu hoặc sử dụng rượu không đảm bảo an toàn thực phẩm; hướng dẫn người dân nâng cao ý thức trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm trong việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng thực phẩm; tuyệt đối không sử dụng các loại rượu không có nhãn mác, xuất xứ rõ ràng.

Các địa phương tổ chức thanh, kiểm tra điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất rượu, đặc biệt là cơ sở sản xuất theo hình thức thủ công, các cơ sở kinh doanh rượu (cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở kinh doanh rượu, tiệm tạp hóa, các chợ...); xử lý nghiêm, đối với các trường hợp sản xuất và kinh doanh rượu không đảm bảo an toàn thực phẩm; nhanh chóng triển khai các biện pháp điều tra, xử lý, khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm (nếu có xảy ra).

Bài liên quan
TP.HCM: Hơn 3.000 trẻ từ 6 đến 9 tháng tuổi được tiêm vắc xin phòng sởi
Chỉ hơn 1 tuần triển khai tiêm phòng vắc xin sởi cho trẻ từ 6 đến 9 tháng tuổi, TP.HCM đã tiêm được cho hơn 3.000 trẻ. Đây là biện pháp chống dịch tăng cường trước tình hình trẻ mắc sởi ở độ tuổi trên tăng cao.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
một giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM đồng loạt kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu, đồ uống có cồn