Chỉ hơn 1 tuần triển khai tiêm phòng vắc xin sởi cho trẻ từ 6 đến 9 tháng tuổi, TP.HCM đã tiêm được cho hơn 3.000 trẻ. Đây là biện pháp chống dịch tăng cường trước tình hình trẻ mắc sởi ở độ tuổi trên tăng cao.
Thông tin Y học

TP.HCM: Hơn 3.000 trẻ từ 6 đến 9 tháng tuổi được tiêm vắc xin phòng sởi

Hồ Quang 22/11/2024 15:49

Chỉ hơn 1 tuần triển khai tiêm phòng vắc xin sởi cho trẻ từ 6 đến 9 tháng tuổi, TP.HCM đã tiêm được cho hơn 3.000 trẻ. Đây là biện pháp chống dịch tăng cường trước tình hình trẻ mắc sởi ở độ tuổi trên tăng cao.

Ngày 22.11, Sở Y tế TP.HCM cho biết, bắt đầu từ ngày 11.11 đến nay, TP triển khai tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 đến 9 tháng tuổi. Kết quả đến hết ngày 19.11, toàn TP đã tiêm được 3.043 mũi cho trẻ trong độ tuổi này. Vắc xin được sử dụng cho trẻ là vắc xin đơn trong chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR). Công tác tiêm chủng đang được TP triển khai đảm bảo an toàn.

tphcm-hon-3000-tre-tu-6-den-9-thang-duoc-tiem-phong-vac-xin-soi-hinh-anh.png
Phụ huynh đưa trẻ dưới 9 tháng tuổi đến cơ sơ y tế tiêm phòng vắc xin sởi - Ảnh: PV

Hiện nay, song song với việc tiêm vắc sởi cho trẻ từ 6 tháng đến 9 tháng tuổi, TP.HCM vẫn tiếp tục rà soát, và triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng chống dịch sởi cho trẻ từ 1 đến 10 tuổi trên địa bàn, cũng như triển khai tiêm chủng các vắc xin trong chương trình TCMR cho các đối tượng chưa được tiêm chủng, hoặc chưa được tiêm đầy đủ.

Ngành y tế khuyến cáo phụ huynh và người thân trong gia đình cần chủ động đưa trẻ đến các điểm tiêm chủng để được tiêm vắc xin phòng bệnh sởi cho trẻ.

Theo Sở Y tế, trong tuần 46 (từ ngày 11 - 16.11), tổng số ca mắc bệnh sởi tại TP.HCM là 211 ca, tăng 43,5% so trung bình 4 tuần trước, trong đó có 127 ca điều trị nội trú (tăng 26,1%) và 84 ca điều trị ngoại trú (tăng 81,6%). Như vậy, từ đầu năm đến nay, số ca sởi trên địa bàn TP là 1.858 ca, gồm 1.384 ca điều trị nội trú và 474 ca điều trị ngoại trú, trong đó đã có 3 trường hợp tử vong.

Bên cạnh đó, số ca bệnh từ các tỉnh khác điều trị tại 4 bệnh viện trên địa bàn TP (gồm: Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, Nhi đồng 1, Nhi đồng 2, Nhi đồng Thành Phố) cũng gia tăng với 419 ca, tăng 31,1% so với trung bình 4 tuần trước, trong đó có 256 ca điều trị nội trú. Từ đầu năm đến nay, tổng số ca sởi từ các tỉnh khác là 3.052 ca, bao gồm 2.473 ca nội trú và đã ghi nhận 1 trường hợp tử vong.

Trước đó, TP.HCM tổ chức chiến dịch tiêm vắc xin phòng sởi cho trẻ từ 1 - 10 tuổi, đạt 100%. Tuy nhiên, qua hệ thống giám sát ghi nhận số ca bệnh mới đang tăng ở nhóm trẻ 6 đến dưới 9 tháng tuổi. Đây là nhóm tuổi nhỏ, chưa đủ tuổi để tiêm sởi theo chương trình TCMR (quy định tại thông tư 10/2024/TT-BYT), trong khi kháng thể từ mẹ truyền sang có thể đã sụt giảm dưới mức bảo vệ. Từ đầu mùa dịch đến nay, số bệnh nhân từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi là 306 trẻ, chiếm tỷ lệ 17% tổng số ca mắc.

Ngoài ra, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM cũng ghi nhận sự gia tăng số ca bệnh sởi mới ở nhóm trẻ từ 9 đến dưới 12 tháng tuổi (204 trẻ chiếm 11% tổng số ca mắc).

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), vắc xin sởi đơn giá có thể tiêm cho trẻ em từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi trong các vụ dịch như là một biện pháp chống dịch tăng cường. Mũi vắc xin này được xem như là mũi “sởi 0” và sau đó trẻ vẫn tiếp tục được tiêm chủng 2 mũi vắc xin sởi theo lịch của chương trình TCMR vào lúc 9 tháng tuổi và 18 tháng tuổi.

Bài liên quan
Đức mạnh tay trong việc bắt buộc tiêm vắc xin sởi cho trẻ em
Theo CNN, Quốc hội Đức đã bỏ phiếu thông qua đạo luật bắt buộc tiêm vắc xin sởi cho trẻ em, theo đó cha mẹ không tiêm chủng cho con phải đối mặt với mức phạt 2.500 euro (2.750 USD).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
10 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM: Hơn 3.000 trẻ từ 6 đến 9 tháng tuổi được tiêm vắc xin phòng sởi