Trong bối cảnh thị trường bất động sản TP.HCM trầm lắng vì dịch COVID-19, các dự án “ma” xuất hiện ngày càng nhiều ở vùng ven. Mặc cho chính quyền địa phương đưa ra nhiều cảnh báo song các doanh nghiệp, môi giới vẫn quảng cáo sai sự thật và lừa đảo khách hàng.

TP.HCM: Loạn dự án 'ma' lừa đảo khách hàng

Phan Thị Diệu | 20/08/2020, 18:34

Trong bối cảnh thị trường bất động sản TP.HCM trầm lắng vì dịch COVID-19, các dự án “ma” xuất hiện ngày càng nhiều ở vùng ven. Mặc cho chính quyền địa phương đưa ra nhiều cảnh báo song các doanh nghiệp, môi giới vẫn quảng cáo sai sự thật và lừa đảo khách hàng.

Thời gian gầy đây, tình trạng các công ty bất động sản tự vẽ dự án “ma” rồi rao bán lừa đảo người mua xảy ra ngày càng nhiều. Không ít người đã bỏ tiền mua đất tại các dự án này nhưng sau đó không được giao đất đúng cam kết nên đã có đơn tố cáo hành vi lừa đảo lên cơ quan công an.

Ngày 20.8, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP.HCM (PC03) cho biết đang điều tra sai phạm liên quan đến Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và dịch vụ bất động sản Vũ Gia Phát (Công ty Vũ Gia Phát) và Công ty cổ phần Bất động sản Việt Á Châu (Công ty Việt Á Châu).

Theo PC03, Công ty Vũ Gia Phát và Công ty Việt Á Châu đều không được các cơ quan có thẩm quyền cấp phép thực hiện các dự án nhà ở nhưng hai doanh nghiệp này vẫn ký hợp đồng thỏa thuận để bán và thu tiền của khách hàng.

Cụ thể, PC03 đang xác minh đơn tố giác về việc ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng các lô đất thuộc 3 dự án tại huyện Hóc Môn. Ba dự án này có tên gọi Gia Phát Garden tại xã Tân Hiệp, dự án khu dân cư New Star tại xã Đông Thạnh và dự án Dragon Center tại thửa đất số 376, tờ bản đồ số 10, 11, xã Xuân Thới Sơn. PC03 xác định đây là các dự án không có thật nhằm chiếm đoạt tài sản của khách hàng.

Mới đây, Công an TP.HCM vừa bắt giam bà Huỳnh Thị Hạnh Phúc, Tổng giám đốc Công ty cổ phần xây dựng địa ốc Thiên Ân Phát để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cụ thể, bà Phúc bằng nhiều cách khác nhau đã phù phép các thửa đất nông nghiệp tại quận 9 thành dự án đất nền rồi bán cho hàng chục khách hàng chiếm đoạt số tiền hàng trăm tỉ đồng. Thậm chí, cùng một thửa đất nhưng bà Phúc đã bán cho 4 cá nhân, tổ chức khác nhau.

Nhiều khách hàng cho biết họ đã nhiều lần kéo đến Công ty Thiên Ân Phát và Thủ Đức Land yêu cầu trả lại tiền nhưng bà Phúc và các cá nhân liên quan liên tục thất hứa. Bà Phúc nhiều lần ra thông báo thời hạn trả lại tiền, đồng thời yêu cầu khách hàng rút đơn tố cáo, thế nhưng hết đợt này đến đợt khác khách hàng vẫn chưa được trả lại tiền.

Hồi tháng 7, PC03 cũng đã quyết định khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam Nguyễn Thị Diệu Thúy (36 tuổi, ngụ quận 8), Giám đốc Công ty Tiên Phong Land về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan tới nhiều dự án đất nền “ma” do công ty này tự ý vẽ ra.

Quá trình điều tra, cơ quan công an bước đầu xác định bằng thủ đoạn lập ra dự án “ma” là khu dân cư Gò Cát - Phú Hữu, Nguyễn Thị Diệu Thúy cùng đồng bọn đã chiếm đoạt của khách hàng hơn 41 tỉ đồng.

Hồi tháng 5, PC03 đã ra quyết định khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản để làm cơ sở tiếp tục điều tra, thu thập chứng cứ nhằm xử lý theo quy định pháp luật đối với đối với Đặng Tiến Trường (27 tuổi), Giám đốc Công ty cổ phần King Home Land và các đối tượng liên quan.

Cơ quan công an xác minh ông Trường chỉ đạo nhân viên thực hiện phát tờ rơi hoặc gọi điện thoại cho khách hàng để tiếp thị, quảng cáo và rao bán các nền đất thuộc các dự án không có thật. Hình thức ký kết chỉ là các hợp đồng thoả thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Ngoài ra, quá trình điều tra còn xác định Trường đã bán cùng 1 nền đất cho nhiều người. Số tiền chiếm đoạt đã lên đến 21,6 tỉ đồng.

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), để ngăn chặn các dự án “ma”, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhất là chính quyền các địa phương cần có biện pháp kiểm soát, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh các trường hợp đầu nậu, doanh nghiệp núp bóng người sử dụng đất để thực hiện tách thửa, phân lô bán nền, huy động vốn trái pháp luật trên địa bàn.

Bên cạnh đó, các Bộ ngành cũng cần bổ sung Luật Kinh doanh bất động sản quy định về giá trị đặt cọc không vượt quá 5% giá tạm tính của sản phẩm bất động sản. Lý do là bởi việc nhận đặt cọc với giá trị lớn cũng không phù hợp với quy định của Luật Kinh doanh bất động sản gây thiệt hại lớn cho người mua.

Ngoài ra, Chủ tịch HoREA cho rằng nhân viên môi giới phải được đào tạo và phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật thì mới được hoạt động dịch vụ môi giới bất động sản. Các nhân viên này cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và khách hàng về việc môi giới các dự án.

Phan Diệu
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
4 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM: Loạn dự án 'ma' lừa đảo khách hàng