Hàng Việt Nam tại thị trường Thụy Điển mới chỉ chiếm khoảng 0,2% trong tổng giá trị nhập khẩu của nước này. Con số trên cho thấy hàng Việt Nam gần như "vắng bóng" tại thị trường này, trong khi tiềm năng và lợi thế kinh tế giữa hai nước là rất lớn.

'Đánh thức' thị trường Thụy Điển bằng EVFTA

tuyetnhung | 20/08/2020, 17:58

Hàng Việt Nam tại thị trường Thụy Điển mới chỉ chiếm khoảng 0,2% trong tổng giá trị nhập khẩu của nước này. Con số trên cho thấy hàng Việt Nam gần như "vắng bóng" tại thị trường này, trong khi tiềm năng và lợi thế kinh tế giữa hai nước là rất lớn.

Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Thụy Điển đạt gần 1,2 tỉ USD, tăng 2,4% so với năm 2018. Mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Thụy Điển là giày dép, dệt may, hải sản, đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ, máy tính và linh kiện.

Tuy nhiên, thị phần hàng xuất khẩu của Việt Nam mới chỉ chiếm khoảng 0,2% trong tổng giá trị nhập khẩu nhập khẩu của nước này. Trong khi đó, người tiêu dùng Thụy Điển lại đang dùng nhiều mặt hàng mang thương hiệu của các nước ngay sát Việt Nam nhưThái Lan, Trung Quốc...

Con số trên còn rất khiêm tốn so với tiềm năng kinh tế của hai nước hiện nay. Việt Nam và Thụy Điển có cơ cấu kinh tế bổ trợ lẫn nhau, các mặt hàng xuất nhập khẩu không cạnh tranh, đặc biệt Thụy Điển là quốc gia có nhiều mặt hàng được miễn thuế dành riêng cho các nước không thuộc Liên minh châu Âu (EU). Do đó, dư địa để xuất khẩu sang quốc gia này còn rất lớn với doanh nghiệp Việt Nam.

Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) chính thức có hiệu lực từ ngày 1.8 vừa qua. Với lợi thế EU cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế (tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU), hiệp định được xem là công cụ "đánh thức" hàng Việt Nam tại thị trường này.

Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển cho biết hàng Việt Nam hiện còn chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn tại đây. Các mặt hàng thực phẩm được Thụy Điển nhập khẩu nhiều là gạo, bún, mì, phở, các loại đậu, măng, nước cốt dừa, các loại hạt, gia vị, thủy sản đông lạnh...

Đối với mặt hàng gạo, gần như gạo Việt Nam vắng bóng trong các cửa hàng, siêu thị bán lẻ. Theo số liệu thống kê của ITC, trong giai đoạn 2015-2018, kim ngạch nhập khẩu gạo Việt Nam vào Thụy Điển chỉ đạt trung bình 100.000 USD/năm. Các mặt hàng thực phẩm khác đều nhập khẩu với kim ngạch không đáng kể.

Từ cuối năm 2019 đến nay, với sự vận động về việc đón đầu Hiệp định EVFTA và tận dụng lợi thế khi gạo Campuchia bị áp thuế tạm thời trong vòng 3 năm, các doanh nghiệp đã có sự chuyển dịch sang nhập khẩu gạo Việt Nam thay thế gạo Campuchia. Gạo Việt Nam đã có mặt tại các siêu thị lớn như Willy, Ax Food, và hầu hết các cửa hàng thực phẩm Á châu.

Dự kiến, với mức hạn ngạch thuế quan mà EU dành cho gạo Việt Nam theo cam kết EVFTA (80.000 tấn gạo/năm với thuế suất 0% từ ngày 1.8), kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Thụy Điển sẽ tăng mạnh trong thời gian tới.

Mặt hàng gạo Việt Nam tại Thụy Điển

Đối với mặt hàng thủy sản, Thương vụ cho biết Thụy Điển nhập khẩu đến 92% từ Na Uy. Thủy sản của Việt Nam nhưtôm đông lạnh, cá tra, mực, cá ngừ chủ yếu được nhập khẩu qua các đầu mối bán buôn tại Hà Lan, Đan Mạch, Đức. Thủy sản nhập khẩu trực tiếp từ Việt Nam chỉ chiếm 1,2% thị phần, đạt gần 10 triệu USD trong năm 2019.

Qua khảo sát và làm việc với nhiều doanh nghiệp nhập khẩu thực phẩm tại Thụy Điển nhưHungfat Trading Asien Livs, Dragon Port Foodservice, Saigon Food, CT Food, A Chau Lien Export and Import, Madam Hong, East Asian Food, Trinh Cash, Thai Fong để giới thiệu hàng Việt Nam, vận động doanh nghiệp nhập khẩu hàng Việt Nam và phổ biến Hiệp định EVFTA cho khoảng 50 doanh nghiệp, Thương vụ cho rằng thời gian tới, hàng Việt Nam sẽ có mặt tại nhiều khu vực ở Thụy Điển.

Tuy nhiên, Thương vụ cũng lưu ý mặc dù Thụy Điển không đưa ra quy định đặc biệt nào về việc bao gói sản phẩm. Nhưng quốc gia này không khuyến khích sử dụng cỏ khô, rơm hoặc bao tải để bao gói hàng. Trong trường hợp sử dụng thì cần phải có giấy chứng nhận vệ sinh kèm theo.

Đặc biệt, Thụy Điển có yêu cầu rất cao đối với các mặt hàng thực phẩm như quy định về bao gói, nhãn mác. Riêng với quy định về nhãn mác, hàng hóa khi vào Thụy Điển cần phù hợp với các quy định chung của EU. Theo đó, phải có ít nhất một trong ba thứ tiếng là Thuỵ Điển, Đan Mạch, và Na Uy.

Thụy Điển không yêu cầu hàng nhập khẩu ghi tên nước xuất xứ trên nhãn hàng hóa. Nhưng các hàng hóasai tên xuất xứ đều bị cấm. Đối với một số mặt hàng, ví dụ dược phẩm, hóa chất, hàng thực phẩm, cần phải tuân thủ các quy định và yêu cầu ghi nhãn mác đặc biệt.

Mặt hàng bún tươi được người tiêu dùng Thụy Điển ưa chuộng

Ngoài ra, các quy định về dán nhãn, vệ sinh và y tế cũng rất nghiêm ngặt. Đơn cử như: Một gói hàng thực phẩm bán lẻ phải ghi tên nhà sản xuất, nhà đóng gói và nhà nhập khẩu, tên thương mại của sản phẩm, trọng lượng hoặc khối lượng tịnh, các thành phần theo yêu cầu giảm dần về trọng lượng, ngày sử dụng sau cùng, hướng dẫn bảo quản nếu sản phẩm dễ hư hỏng, hoặc chỉ định giữ xa tầm tay trẻ em. Do đó, để vào được thị trường Thụy Điển, hàng Việt Nam phải đảm bảo về kiểm dịch động, thực vật, tiêu chuẩn sản phẩm, quyền sở hữu trí tuệ...

Bài và ảnh: Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
4 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
'Đánh thức' thị trường Thụy Điển bằng EVFTA