Thông tin từ Văn phòng UBND TP.HCM ngày 21.3 cho biết UBND TP.HCM đã chấp thuận đề xuất của Sở Tư pháp về các biện pháp để hạn chế, ngăn chặn tình trạng một số chủ đầu tư dùng các căn hộ đã bán cho khách hàng để thế chấp các khoản vay ngân hàng.

TP.HCM quyết xử mạnh tay các dự án lừa đảo khách hàng

Phan Diệu | 21/03/2017, 11:34

Thông tin từ Văn phòng UBND TP.HCM ngày 21.3 cho biết UBND TP.HCM đã chấp thuận đề xuất của Sở Tư pháp về các biện pháp để hạn chế, ngăn chặn tình trạng một số chủ đầu tư dùng các căn hộ đã bán cho khách hàng để thế chấp các khoản vay ngân hàng.

Theo đó, trong trường hợp chủ đầu tư chưa thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi nội dung thế chấp đã đăng ký (rút bớt tài sản thế chấp) trước khi bán nhà ở đã thế chấp cho tổ chức, cá nhân, Sở Tài nguyên - Môi trường sẽ yêu cầu chủ đầu tư có văn bản thỏa thuậnvề việc thay đổi nội dung rút bớt tài sản thế chấp với tổ chức tín dụng nhận thế chấp.

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM sẽ tạo điều kiện cho các bên đàm phán thỏa thuận để thay đổi, rút bớt tài sản thế chấp để hỗ trợ người mua nhà được cấp giấy chứng nhận.

Sau khi có kết quả đăng ký thay đổi nội dung rút bớt tài sản thế chấp, Sở Tài nguyên - Môi trường sẽ phối hợp với UBND các quận huyện thực hiện cấp giấy chứng nhận cho người mua nhà đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với chủ đầu tư và nhận bàn giao nhà.

Đối với trường hợp chủ đầu tưcó tài sản riêng chưa được chứng nhận sở hữu trên giấy chứng nhận đã cấp, Sở Tài nguyên - Môi trường sẽ xem xét, cấp giấy chứng nhận đối với phần tài sản còn lại thuộc sở hữu riêng của chủ đầu tư.

Lần này, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM sẽ yêu cầu tổ chức tín dụng và chủ đầu tư sử dụng tài sản riêng khácđể thay thế cho tài sản thế chấp là căn hộ mà chủ đầu tư đã bán cho người dân, nhằm giải chấp cũng như tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.

Trường hợp chủ đầu tư trì hoãn, cố tình không thực hiện thủ tục rút bớt tài sản thế chấp, Sở Xây dựng sẽ kiểm tra việc kinh doanh bất động sản của chủ đầu tư và xử lý đối với các vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

Đặc biệt, Sở Tài nguyên - Môi trường sẽ phối hợp với UBND các quận huyện hướng dẫn cá nhân, tổ chức khởi kiện chủ đầu tư, yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc hủy hợp đồng nếu thuộc trường hợp được hủy hợp đồng theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng mua bán nhà ở hoặc theo quy định pháp luật.

Trước đó, vào cuối tháng 5.2016, nhiều cư dân tại chung cư The Harmona (quận Tân Bình, TP.HCM) đã tá hỏa khi nhận được thông báo của Ngân hàng BIDV - chi nhánh Bắc Sài Gòn về việc 'siết' nhà của cư dân liên quan đến khoản vay của Công ty cổ phần Vật tư xuất nhập khẩu Tân Bình.

Sau đó, để bảo vệ quyền lợi của người dân, TP.HCM đã lần đầu tiên công bố 77 dự án chung cư đang được chủ đầu tư thế chấp tại ngân hàng để vay vốn. Động thái này nhằm mục đích công khai hóa “sức khỏe” của từng dự án, qua đó người dân có đủ thông tin, cân nhắc trước khi quyết định mua dự án.

Bên cạnh các dự án đang bị thế chấp ngân hàng, Sở Tài nguyên -Môi trường cũng công bố thêm các dự án vi phạm về quản lý dự án, xây dựng như kê thêm tầnghoặc chuyển đổi công năng của sản phẩm, thay đổi thiết kế... Các dự án mà chủ đầu tư đang vướng mắc về tố tụng nhân sự cũng nằm trong diện này.

Như vậy, các quyết định trên được xem là động thái quyết liệt của UBND TP trong việc chấn chỉnh hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực bất động sản.

Phan Diệu
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
6 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM quyết xử mạnh tay các dự án lừa đảo khách hàng