Bao giờ TP.HCM mới hết dịch, bao giờ mới trở lại trạng thái bình thường mới…? Đó là câu hỏi và cũng là mong mỏi lớn nhất của người dân, vốn đã quá mệt mỏi, kiệt quệ sau thời gian dài hy sinh, chiến đấu với dịch COVID-19.

TP.HCM sống chung với COVID-19 được chưa?

Hồ Quang | 04/09/2021, 18:05

Bao giờ TP.HCM mới hết dịch, bao giờ mới trở lại trạng thái bình thường mới…? Đó là câu hỏi và cũng là mong mỏi lớn nhất của người dân, vốn đã quá mệt mỏi, kiệt quệ sau thời gian dài hy sinh, chiến đấu với dịch COVID-19.

Sau hơn 3 tháng thực hiện giãn cách xã hội với nhiều mức độ khác nhau, người dân và chính quyền đã “chung lưng đấu cật” nhằm mục đích đẩy lùi dịch bệnh COVID-19. Trong giai đoạn đầu chống dịch, TP.HCM đã thực hiện các biện pháp 5K, các chỉ thị 15,16, 16 tăng cường… Sự lựa chọn là ngừng tụ tập, ngưng lễ hội, ngưng các dịch vụ không thiết yếu… Mục tiêu chính là không để vi rút SARS-CoV-2 lây thêm, cho đến hết lây và chờ miễn dịch tự nhiên và bằng vắc xin.

tphcm-song-chung-voi-covid-19-duoc-chua-hinh-anh(1).png
Người dân sống ở TP.HCM đang từng ngày mong mỏi được trở lại cuộc sống bình thường  - Ảnh: PV 

Đến nay, dù số ca mắc COVID-19 ở TP.HCM vẫn còn ở mức cao với hàng ngàn ca mắc mỗi ngày, nhưng nhiều người dân đã được tiêm phòng vắc xin, một số quận huyện đã công bố kiểm soát được dịch, cả trăm nghìn bệnh nhân mắc COVID-19 đã khỏi bệnh, có miễn dịch tự nhiên.

Tính đến ngày 2.9.2021, tổng số mũi vắc xin tiêm ở TP đạt 6.268.327, trong đó mũi 1 là 5.899.379, mũi 2 là 368.948. Toàn bộ 22 quận huyện và TP.Thủ Đức đều đạt tỷ lệ tiêm mũi 1 trên 50%, trong đó có 5 quận huyện (quận Phú Nhuận, quận 5, quận 7, quận 11 và huyện Cần Giờ) đã đạt tỷ lệ tiêm 100%. Ngoài ra còn có 120.509 bệnh nhân mắc COVID-19 đã khỏi bệnh, có miễn dịch tự nhiên.

Hiện có 2 quận huyện công bố đã kiểm soát được dịch bệnh COVID-19 là huyện Củ Chi và quận 7; và 5 quận huyện (huyện Cần Giờ, huyện Nhà Bè, quận Phú Nhuận, quận 5, quận 11) được giao kiểm soát dịch bệnh trước ngày 31.8 đang được TP tiến hành thẩm tra, đánh giá dựa trên tiêu chí của Bộ Y tế về kiểm soát dịch bệnh. Các quận huyện còn lại cũng được TP tiếp tục thẩm tra, đánh giá về việc kiểm soát dịch bệnh như thế nào.

Trong kế hoạch tiêm vắc xin phòng COVID-19 của TP từ nay đến cuối năm 2021 thì đến cuối tháng 9 này toàn TP sẽ đạt 100% người dân từ 18 tuổi trở lên được tiêm mũi 1.

Thực tế hiện nay cho thấy, dịch bệnh COVID-19 không thể nào khống chế tuyệt đối, không còn ca mắc hay “diệt sạch” mầm bệnh. Chính Thủ tướng Phạm Minh Chính – Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 cũng thừa nhận, phải sống chung lâu dài với dịch bệnh, không thể khống chế tuyệt đối.

Như vậy, lúc này, với việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 đã đạt được một tỷ lệ tương đối, số người tự khỏi cũng đã đạt được tỷ lệ nhất định, một số quận huyện đã công bố kiểm soát được dịch bệnh... liệu TP.HCM có thể chuyển sang trạng thái "bình thường mới", sống chung với COVID-19?

Tất nhiên, lúc này việc sống chung với COVID-19 phải được thực hiện từng bước, gỡ bỏ dần các hạn chế bằng hình thức “đi ngược” dần với cách phong tỏa, theo cách hạn chế ngày càng “nhỏ dần”. Đó là việc sống chung ở từng khu vực, từng ngành nghề, từng đối tượng. Điều này cũng chỉ là hình thức mở rộng hơn so với cách mà TP đang thực hiện là quy định ai được đi chuyển, ai được hoạt động tùy thuộc vào ngành nghề và khai báo y tế, tiêm chủng.

Trước mắt để lựa chọn khu vực, ngành nghề, đối tượng nào được sống chung với COVID-19, TP có thể căn cứ vào tỷ lệ tiêm chủng từng khu vực, từng ngành nghề, tỷ lệ bệnh đã hết ở từng khu vực.

Thành phố cũng cần hướng dẫn cụ thể cho từng đối tượng như: người đã tiêm đủ 2 mũi, người đã mắc bệnh và hết lây, người đã tiêm 1 mũi hay chưa tiêm mũi nào về những nguy cơ cho bản thân, cho gia đình; nguy cơ cho đối tác, công ty, cơ quan và cho biết họ được đi đến đâu, tham gia phát triển kinh tế, hòa nhập cuộc sống bình thường mới ở mức độ nào.

Bên cạnh đó, TP phải mở rộng tiêm vắc xin phòng COVID-19 càng nhanh càng tốt để tất cả người dân đều đạt 2 mũi vắc xin. Nếu tất cả những người có nguy cơ đều được bảo vệ, dù bệnh mà không nặng, không tử vong thì dịch bệnh COVID-19 chẳng còn gì đáng ngại.

Thật sự cho đến lúc này, sau thời gian dài bị cách ly, phong tỏa, người dân vốn đã quá mệt mỏi, nền kinh tế đã có dấu hiệu kiệt quệ, cuộc sống đang rất cần một sự trở lại trạng thái bình thường mới một cách an toàn.

Bài liên quan
TP.HCM: Số ca sốt xuất huyết liên tục gia tăng, đã có 1 trường hợp tử vong
Trong những tuần gần đây, số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn TP.HCM gia tăng và đã có 1 trường hợp tử vong.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
5 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM sống chung với COVID-19 được chưa?