UBND TP.HCM vừa ban hành quyết định phê duyệt danh sách, số lượng tuyến và tần suất vớt đối với các tuyến sông, kênh, rạch có chức năng giao thông thủy cần thực hiện vớt, thu gom chất thải rắn.
Bảo vệ môi trường

TP.HCM tổ chức vớt, thu gom rác trên 18 tuyến sông, kênh, rạch

Thuỷ Long 14/12/2024 15:19

UBND TP.HCM vừa ban hành quyết định phê duyệt danh sách, số lượng tuyến và tần suất vớt đối với các tuyến sông, kênh, rạch có chức năng giao thông thủy cần thực hiện vớt, thu gom chất thải rắn.

Theo đó, 18 tuyến có chức năng giao thông thủy tổ chức vớt, thu gom gồm: Kênh Tẻ, kênh Đôi, rạch Bến Nghé, kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, kênh Tàu Hủ - Lò Gốm, sông Vàm Thuật - Bến Cát - Trường Đay - kênh Tham Lương - rạch Nước Lên, rạch Xóm Củi - Gò Nổi, sông Sài Gòn (đoạn từ ngã ba kênh Tẻ đến khu vực ngã ba rạch Vĩnh Bình), rạch Ông Lớn, rạch Gò Dưa, kênh xáng An Hạ - kênh xáng Lý Văn Mạnh, rạch Tra, kênh An Hạ, rạch Chiếc - Trau Trảu, rạch Đồng Trong - rạch Giồng Ông Tố, kênh Thầy Cai, rạch Cầu Mênh - rạch Bến Cát, sông Vĩnh Bình.

Tần suất vớt, thu gom tối đa 1 ngày/1 lần.

Về trách nhiệm của đơn vị trực tiếp quản lý, khai thác các tuyến có chức năng giao thông thủy, hàng năm xây dựng phương án thực hiện vớt, thu gom chất thải rắn trên sông, kênh, rạch có chức năng giao thông thủy, trong đó gồm xác định sự cần thiết, nhu cầu, khối lượng, số lượng tuyến, tần suất, thời gian, công nghệ, trình Sở Giao thông Vận tải trước ngày 20.12, trước năm kế hoạch; lập hồ sơ dự toán kinh phí, kế hoạch lựa chọn nhà thầu thực hiện vớt, thu gom chất thải rắn, lục bình, rong cỏ trên sông, kênh, rạch có chức năng giao thông đường thủy trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo quy định.

Bên cạnh đó, các đơn vị quản lý sông, kênh, rạch cần kiểm tra, giám sát, xử phạt, nghiệm thu với các nhà thầu đúng quy định.

UBND TP.HCM cũng giao Sở GTVT tổ chức thẩm định, phê duyệt kế hoạch và phương án dự toán (số tuyến, tần suất, thời gian, công nghệ, kinh phí), kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho việc vớt rác. Đồng thời, Sở GTVT có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện của các đơn vị.

Bài liên quan
Đề xuất phát hành trái phiếu chính quyền địa phương để làm tuyến metro số 2 TP.HCM
Thay vì sử dụng vốn ODA như tuyến đường sắt đô thị số 1, Công ty Đầu tư tài chính nhà nước TP.HCM (HFIC) đề xuất kênh huy động vốn theo hình thức phát hành trái phiếu chính quyền địa phương để làm tuyến metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Nghiên cứu triển khai tuyến đường sắt TP.HCM - Cần Thơ kéo dài tới Cà Mau
8 giờ trước Sự kiện
Sáng 15.12, khi tiếp xúc cử tri TP.Cần Thơ, Thủ tướng Phạm minh chính cho biết, cùng với dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam từ Hà Nội vào TP.HCM, Chính phủ và các cơ quan chuyên môn đang nghiên cứu để triển khai tuyến đường sắt TP.HCM - Cần Thơ và kéo dài xuống tận Cà Mau.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM tổ chức vớt, thu gom rác trên 18 tuyến sông, kênh, rạch