Chiều 30.5, phát biểu tại thảo luận ở tổ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã chia sẻ nhiều thông tin liên quan đến việc chuẩn bị triển khai dự thảo nghị quyết mới.

TP.HCM: Trong 5 năm tới sẽ huy động được hàng trăm ngàn tỉ đồng vốn đầu tư

Tú Viên | 31/05/2023, 05:14

Chiều 30.5, phát biểu tại thảo luận ở tổ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã chia sẻ nhiều thông tin liên quan đến việc chuẩn bị triển khai dự thảo nghị quyết mới.

Theo ông Phan Văn Mãi, lần này các cơ chế, chính sách sẽ tập trung khơi thông các nguồn lực. Nguồn lực đầu tư xã hội thông qua các hình thức PPP, BOT, BT, các mô hình TOD hay các cơ chế giúp cho TP.HCM được huy động các nguồn lực thông qua phát hành trái phiếu, các huy động trực tiếp hay cơ chế chính sách để xây dựng và phát huy hơn nữa công cụ của HFIC (Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TP.HCM) với tư cách là một kênh dẫn vốn cho đầu tư. Nhóm nguồn lực này nếu làm tốt thì TP.HCM trong 5 năm tới sẽ huy động được hàng trăm ngàn tỉ đồng cho đầu tư phát triển.

mai2-16854473199162030344834.jpeg
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi phát biểu tại phiên họp

Ông Phan Văn Mãi cho rằng, nếu như thực hiện thành công các nhóm với các nội dung cơ chế chính sách này thì chúng ta sẽ có một bài học kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật. Ví dụ Luật PPP đã có rồi, nhưng nếu thực hiện các cơ chế chính sách ở nghị quyết này thì sẽ làm cho Luật PPP được tổ chức thực hiện trên địa bàn TP.HCM hiệu quả hơn. Hay Hà Nội đang sửa đổi Luật Thủ đô, những nội dung này cũng là một tham khảo rất tốt cho Hà Nội trong quá trình sửa đổi Luật Thủ đô.

Tương tự, một số sửa đổi luật dự kiến phải thông qua tại kỳ họp thứ 6 cuối năm nay và sẽ có hiệu lực vào giữa năm 2024, nhưng các bộ cũng đồng ý và đề nghị TP.HCM thí điểm trước để chúng ta có ít nhất là 1 năm thực tiễn, để khi luật thông qua, tổ chức thực hiện sẽ cho những kinh nghiệm. Điều đó có ý nghĩa đóng góp cho việc xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật, kể cả đối với những luật đang có, những luật đang sửa đổi và có những nội dung chắc chắn sau này sẽ được luật hóa.

Trong nghị quyết này, cơ chế chính sách về phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là một tiềm lực rất to lớn, dù có thể chưa đo đếm được kết quả. Nhưng nếu chúng ta làm tốt thì sẽ trở thành một động lực mới của phát triển TP.HCM và của đất nước.

Bên cạnh đó, việc phân cấp, phân quyền về tổ chức bộ máy, về cơ chế hoạt động, về nhân sự cho TP.HCM, TP.Thủ Đức để thành phố chủ động hơn, giải quyết các vấn đề nhanh gọn hơn, hiệu quả hơn. Đó là 3 điểm nhấn của Nghị quyết lần này và được các chuyên gia, các đại biểu đồng tình và ủng hộ.

Cũng theo Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi, vấn đề quan trọng nữa là tổ chức thực hiện làm sao cho sớm, chủ động và đạt được kết quả cao nhất. TP.HCM đã có kinh nghiệm trong quá trình tổ chức thực hiện Nghị quyết 54.

Ngày 19.5, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã ký bản kế hoạch phân công chuẩn bị triển khai Nghị quyết khi được Quốc hội thông qua. TP chia thành 2 nhóm, những nhóm việc phải hoàn thành trong quý II và trình HĐND TP vào tháng 7. TP cũng đã chuẩn bị Chỉ thị của Thành ủy về thực hiện Nghị quyết. Cùng với đó, UBND Thành phố cũng đã chuẩn bị một kế hoạch toàn diện để triển khai.

Nếu được Quốc hội thông qua, ngay cuối tháng 6 này Thành ủy sẽ tổ chức hội nghị để triển khai. Như vậy, có 11 đầu việc TP.HCM phải chuẩn bị trong quý 2 này, trong đó có 8 việc liên quan là cụ thể hóa các nội dung cơ chế, chính sách và sẽ trình HĐND tại kỳ họp tháng 7. Dự kiến trong tháng 9, UBND đề nghị HĐND có kỳ họp chuyên đề, đến tháng 12 sẽ có kỳ họp cuối năm. Trong 3 kỳ họp của năm 2023, TP.HCM cơ bản chuẩn bị và thể chế hóa hết, 4 năm còn lại tập trung cho tổ chức thực hiện.

Một vấn đề quan trọng nữa mà ông Phan Văn Mãi đề cập liên quan đến tổ chức thực hiện, đó là vấn đề tổ chức bộ máy, là tinh thần, tâm thế, các điều kiện về phương tiện, công cụ để thực hiện. UBND TP.HCM đã giao Sở Nội vụ xây dựng một đề án nâng cao chất lượng nền công vụ với 6 nhóm nội dung: tuyển dụng, đào tạo, bố trí, chính sách về thu nhập tăng thêm, chính sách về nhà ở và chuyển đổi số nền hành chính.

Về trung tâm tài chính quốc tế, TP.HCM đã mời chuyên gia nước ngoài cùng với các cơ quan trong nước xây dựng Đề án trình Thủ tướng. Thủ tướng đã phân công Bộ KH-ĐT xem xét. Sắp tới Bộ KH-ĐT sẽ cùng với TP.HCM hoàn thiện Đề án, trình Quốc hội để Quốc hội có một nghị quyết riêng về trung tâm tài chính, có thể trình ở kỳ họp thứ 6 cuối năm nay. “2 vấn đề này là nhận thức, tâm thế, sự chuẩn bị và lộ trình sắp tới, mọi việc còn ở phía trước. Bên cạnh việc tổ chức thực hiện 2 Nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù, chúng ta vẫn còn phải tiếp tục thêm các nội dung khác, tiếp tục nhận diện vấn đề, tiếp tục tìm giải pháp, báo cáo cơ quan thẩm quyền”, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi nêu.

Thông tin mới nhất từ Tổng cục Thống kê về tăng trưởng quý 2 của TP.HCM dự báo đạt được 5,87% (quý 1 là 0,7%). Như vậy cộng cả 2 quý, 6 tháng thì TP.HCM sẽ được 3,55%. Dịch vụ hàng hóa bán buôn, bán lẻ, doanh thu dịch vụ, du lịch đang tăng khá tốt.

Bài liên quan
TP.HCM: Số ca sốt xuất huyết liên tục gia tăng, đã có 1 trường hợp tử vong
Trong những tuần gần đây, số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn TP.HCM gia tăng và đã có 1 trường hợp tử vong.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25.11.2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM: Trong 5 năm tới sẽ huy động được hàng trăm ngàn tỉ đồng vốn đầu tư