Hiện nay một số lớp có quá nhiều học sinh F0, trường đã chuyển lớp đó sang học trực tuyến, nhưng cũng có một số trường sau những nỗ lực, tranh thủ thời gian học sinh có thể học trực tiếp được vẫn tiếp tục duy trì học trực tiếp.

TP.HCM: Vì sao có quá nhiều học sinh F0, F1, nhà trường vẫn dạy trực tiếp?

Hồ Quang | 03/03/2022, 20:22

Hiện nay một số lớp có quá nhiều học sinh F0, trường đã chuyển lớp đó sang học trực tuyến, nhưng cũng có một số trường sau những nỗ lực, tranh thủ thời gian học sinh có thể học trực tiếp được vẫn tiếp tục duy trì học trực tiếp.

Ông Trịnh Duy Trọng – Trưởng phòng chính trị tư tưởng (Sở giáo dục và đào tạo TP.HCM) đã nói như thế tại cuộc họp báo thông tin về tình hình dịch COVID-19 vào chiều nay (3.3).

Theo ông Trọng, ngành giáo dục đã quán triệt và triển khai đến các cơ sở giáo dục cố gắng triển khai việc dạy học trực tiếp trong điều kiện tăng cường các biện pháp phòng chống dịch để kiểm soát dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục.

Ngoài việc nỗ lực duy trì việc học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục, việc học trực tuyến vẫn phải duy trì nhằm đảm bảo cho các học sinh chưa thể đến trường, đảm bảo chất lượng trong điều kiện tốt nhất.

tphcm-vi-sao-co-qua-nhieu-f0-f1-nha-truong-van0day-truc-tiep-hinh-anh(1).png
Ông Trịnh Duy Trọng – Trưởng phòng chính trị tư tưởng (Sở giáo dục và đào tạo TP.HCM) chia sẻ tại cuộc họp báo thông tin về tình hình học sinh mắc COVID-19 trong trường học - Ảnh: PV

Về công tác phòng chống dịch trong trường học, ông Trọng cho biết, Sở đã ban hành văn bản 577 về triển khai điều chỉnh quy định kiểm soát dịch COVID-19 tại các cơ sở giáo dục.

Trong đó, ngành giáo dục yêu cầu các cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm, thống nhất quy trình trong văn bản 548 và 625 của UBND TP. Các cơ sở giáo dục thực hiện thống nhất các biện pháp, không đặt ra các quy định bổ sung hay đặc thù của trường.

“Các trường không được đặt ra quy định phải xét nghiệm PCR khẳng định âm tính mà phải thống nhất quy trình đã được hướng dẫn trong công văn 548 và công văn 625 có điều chỉnh bổ sung của UBND TP. Sở cũng yêu cầu các phòng giáo dục tham mưu cho ban chỉ đạo phòng chống dịch quận, huyện tiến hành kiểm tra, hướng dẫn các cơ sở giáo dục thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch trong điều kiện dịch bệnh đang diễn biến phức tạp để đảm bảo việc học trực tiếp an toàn”, ông Trọng chia sẻ.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc, trong một lớp học có quá nhiều học sinh mắc F0, nhiều F1 phải cách ly y tế tại nhà, nhưng nhà trường vẫn không chuyển qua học trực tuyến mà vẫn tiếp tục cho các học sinh còn lại học trực tiếp, ông Trọng cho biết việc tổ chức hoạt động của nhà trường tùy theo tình hình phòng chống dịch của trường cũng như tình hình dịch của địa phương.

Ban chỉ đạo phòng chống dịch của trường có những tham mưu về việc dạy trực tiếp hay trực tuyến để Ban chỉ đạo các quận huyện quyết định điều chỉnh việc học trực tiếp và hình thức điều chỉnh từ cấp độ cao đến thấp, trong trường hợp cuối cùng thì mới chuyển từ học trực tiếp sang học trực tuyến.

“Hiện nay một số lớp có quá nhiều học sinh F0, trường đã chuyển lớp đó sang học trực tuyến, nhưng cũng có một số trường sau những nỗ lực, tranh thủ thời gian học sinh có thể học trực tiếp được vẫn tiếp tục duy trì học trực tiếp. Ngành giáo dục cũng chỉ đạo các cơ sở giáo dục duy trì 2 hình thức dạy trực tiếp và gián tiếp”, ông Trọng nói.

Liên quan đến việc đi học trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 ở học sinh tăng cao, ông Phạm Đức Hải – Phó trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế TP.HCM Hải nhấn mạnh đến 3 nhiệm vụ quan trọng mà TP thực hiện.

Theo đó, TP thực hiện bảo vệ tính mạng của trẻ em là trên hết; thực hiện chiến dịch bảo vệ trẻ em, trong đó trẻ em có nguy cơ cao (béo phì, huyết áp); phụ huynh theo dõi sức khỏe, tình hình F0, F1 của trường, lớp mà con mình đang học để quyết định cho con mình học trực tiếp hay trực tuyến.

“Hiện nay ngành giáo dục vẫn duy trì 2 hình thức dạy trực tiếp và  trực tuyến. Do vậy nếu không học trực tiếp được thì học trực tuyến. Ngành giáo dục đang nỗ lực dù học với hình thức nào vẫn đảm bảo chất lượng giáo dục”, ông Hải nhấn mạnh.

Hiện nay việc xử lý các F0, F1 tại trường được thực hiện theo quy định mới. Theo đó, khi có F0 trong lớp, y tế địa phương và cơ sở giáo dục sẽ phối hợp để xác định F1. Chỉ tiến hành xét nghiệm cho các F1 có những biểu hiện, triệu chứng nghi ngờ. Những trường hợp F1 đã tiêm đủ mũi vắc xin sẽ cách ly y tế tại nhà 5 ngày, còn chưa tiêm vắc xin thì cách ly tại nhà 7 ngày sau đó tiến hành xét nghiệm, nếu âm tính sẽ được quay trở lại trường.

Việc xét nghiệm tại nhà cũng đã có sự điều chỉnh. Phụ huynh tự thực hiện xét nghiệm nhanh cho học sinh (ngày thứ 5 đối với học sinh đã tiêm đủ vắc xin, ngày thứ 7 đối với học sinh chưa tiêm đủ vắc xin) và thông báo kết quả xét nghiệm cho giáo viên chủ nhiệm bằng cách gửi kết quả qua email, zalo, viber, tin nhắn… Nếu phụ huynh không có điều kiện xét nghiệm tại nhà có thể đưa học sinh đến trạm y tế để xét nghiệm, và thông báo kết quả xét nghiệm như hình thức trên. Kết quả xét nghiệm âm tính là điều kiện để học sinh quay trở lại trường học trực tiếp.

Bài liên quan
TP.HCM: Hơn 3.000 trẻ từ 6 đến 9 tháng tuổi được tiêm vắc xin phòng sởi
Chỉ hơn 1 tuần triển khai tiêm phòng vắc xin sởi cho trẻ từ 6 đến 9 tháng tuổi, TP.HCM đã tiêm được cho hơn 3.000 trẻ. Đây là biện pháp chống dịch tăng cường trước tình hình trẻ mắc sởi ở độ tuổi trên tăng cao.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Điểm mới của lễ trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7
1 giờ trước Văn hóa
Ngày 22.11, Ban tổ chức Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7 tổ chức họp báo thông tin về lễ trao giải sẽ diễn ra vào ngày 29.11 tại Nhà hát lớn Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM: Vì sao có quá nhiều học sinh F0, F1, nhà trường vẫn dạy trực tiếp?