Phó giám đốc Sở TT-TT cho biết, đến nay, việc cập nhật dữ liệu tiêm chủng trên Sổ Sức khỏe điện tử đã được chỉnh sửa, cập nhật 1/3 số lượng thông tin của người dân phản ánh, tương đương khoảng trên 230.000 dữ liệu đã được xử lý.

Trên 230.000 dữ liệu về tiêm chủng đã được chỉnh sửa, cập nhật

Tú Viên (Tổng hợp) | 27/09/2021, 22:06

Phó giám đốc Sở TT-TT cho biết, đến nay, việc cập nhật dữ liệu tiêm chủng trên Sổ Sức khỏe điện tử đã được chỉnh sửa, cập nhật 1/3 số lượng thông tin của người dân phản ánh, tương đương khoảng trên 230.000 dữ liệu đã được xử lý.

Chiều 27.9, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP.HCM tổ chức họp báo cung cấp một số thông tin mới nhất trong công tác phòng chống dịch trên địa bàn TP.

Số người tử vong vì COVID-19 tiếp tục giảm

Thông tin về tình hình dịch bệnh trên địa bàn TP, Phó Ban chỉ đạo Phạm Đức Hải cho biết, tính đến 18 giờ ngày 26.9, có 372.202 trường hợp mắc bệnh phát hiện tại TP.HCM được Bộ Y tế công bố, bao gồm 371.719 trường hợp nhiễm trong cộng đồng, 483 trường hợp nhập cảnh.

Hiện TP đang điều trị 38.659 bệnh nhân (BN), trong đó: có 3.612 trẻ em dưới 16 tuổi, 1.856 BN nặng đang thở máy và 22 BN can thiệp ECMO. Trong ngày 26.9, có 2.805 BN nhập viện, có 2.936 BN xuất viện (tổng số xuất viện cộng dồn từ 01.01 đến nay là 193.509 người), 122 trường hợp tử vong trong ngày (tổng số tử vong cộng dồn từ 01.01 đến nay là 14.500).

Tỷ lệ F0 qua xét nghiệm tại các vùng đang giảm từng ngày

Về chiến lược xét nghiệm tầm soát để bóc tách F0 trong cộng đồng, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Nguyễn Hồng Tâm cho hay, tính từ 18 giờ ngày 25.9 đến 18 giờ 26.9: đã lấy 1.132.138 mẫu, trong đó có 4.182 mẫu đơn và 78 mẫu gộp, số mẫu làm xét nghiệm nhanh kháng nguyên là 1.127.783 mẫu.

Tại “vùng đỏ” và “vùng cam” thực hiện lấy mẫu bằng xét nghiệm kháng nguyên nhanh với tỷ lệ dương tính lần lượt là 0,4% và 0,2%; đối với "vùng xanh", "cận xanh và vàng", thực hiện lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR gộp theo đại diện hộ gia đình có tỷ lệ dương tính là 0,1%. Tỷ lệ này đang giảm từng ngày theo số lượng F0 phát hiện trong cộng đồng.

Trong công tác tiêm chủng, các quận, huyện vẫn đang tiếp tục nhận tiêm vét các trường hợp chưa tiêm mũi 1 và triển khai tiêm mũi 2 cho người đủ thời gian.

Tổng số mũi vắc xin đã triển khai tiêm đến ngày 26.9: 9.625.808 (tăng 183.993 mũi vắc xin so với ngày 25.09) trong đó tổng số mũi 1 là 6.816.113 (tăng 1.426 mũi vắc xin so với ngày 25.09), mũi 2 là 2.809.695 (tăng 182.567 mũi vắc xin so với ngày 25.09), số người trên 65 tuổi, người có bệnh nền được tiêm vắc xin là 1.116.257 người.

27.9hhh.jpeg
Toàn cảnh buổi họp báo-Ảnh: TTBC

150.000 trường hợp F0 chưa được cấp mã số quốc gia

Về việc 150.000 F0 tại TP.HCM chưa được cấp mã bệnh nhân, Phó giám đốc Sở Y tế Nguyễn Văn Vĩnh Châu thông tin, theo quy định của Bộ Y tế, để xác định một trường hợp là F0 cần xét nghiệm bằng kỹ thuật RT- PCR. Test nhanh có hạn chế là làm độ nhạy và đặc hiệu không cao. Tuy nhiên, thời gian qua, số ca bệnh tăng nhanh; một số trường hợp có biểu hiện lâm sàng của mắc COVID-19 qua test nhanh cần được xác nhận nhiễm để điều trị kịp thời. Do đó, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đã có Công văn cho phép công nhận người có kết quả test nhanh dương tính là F0.

TP.HCM đã ghi nhận tất cả trường hợp có kết quả test nhanh dương tính với SARS-CoV-2 là F0 và quản lý đúng quy định, đảm bảo điều kiện cách ly, chăm sóc, điều trị tại nhà, phát gói thuốc A, B, C để chăm sóc F0 tại cộng đồng.

Hiện nay, các trường hợp F0 này chưa được Bộ Y tế công bố và chưa cấp mã số quốc gia. Vì vậy, vừa qua, TP.HCM đã có văn bản đề nghị Bộ Y tế bổ sung các trường hợp này vào danh sách và cấp mã số để TP quản lý bằng mã số quốc gia. Thống kê của TP có khoảng 150.000 F0 thuộc trường hợp này.

Xây dựng kế hoạch từng bước mở cửa lại các chợ truyền thống

Trao đổi về hoạt động cung ứng hàng hóa, Phó Giám đốc Sở Công Thương Nguyễn Thị Kim Ngọc cho biết, Sở đã làm việc với các Hiệp hội Doanh nghiệp, doanh nghiệp trên địa bàn để nắm bắt các vướng mắc và cùng tháo gỡ, nhất là trong việc xét nghiệm, tiêm vắc xin tại các đơn vị. Lực lượng shipper và hệ thống phân phối hàng hóa đều đang được khẩn trương hoàn thành công tác tiêm vắc xin.

Trong chuẩn bị nguồn hàng, Sở Công Thương đã tổ chức các điểm trung chuyển hàng hóa tại 03 chợ đầu mối với khối lượng khoảng 300 tấn/ngày để cung ứng cho toàn TP.

Đồng thời, rà soát các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, chợ truyền thống để xem xét tổ chức lại các đơn vị đang phải đóng cửa vì dịch bệnh COVID-19 theo tiêu chí an toàn của Thành phố.

Về hệ thống phân phối, các kênh “đi chợ hộ”, “siêu thị 0 đồng”, “Chợ nghĩa tình”… vẫn đang được thực hiện, đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu cho người dân.

Để chuẩn bị cho thời gian tới, Sở Công Thương phối hợp với các sở, ngành, địa phương tổ chức rà soát, đánh giá các nguy cơ, khả năng kiểm soát trước khi đưa vào hoạt động trở lại các chợ đầu mối nông sản trên địa bàn; xây dựng kế hoạch từng bước mở cửa lại các chợ truyền thống; xây dựng các mô hình hoạt động bền vững hơn.

Bên cạnh đó, phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp, các hội nghề trên địa bàn TP để hướng dẫn tổ chức xây dựng phương án phù hợp hoạt động trở lại trong điều kiện an toàn với dịch bệnh.

tl.-.jpeg
Phó giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Từ Lương - Ảnh: TTBC

Trên 230.000 dữ liệu về tiêm chủng đã được chỉnh sửa, cập nhật

Trao đổi tại buổi họp báo, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Từ Lương cho biết, từ ngày 21.9 đến hết ngày 26.9, Tổng đài 8066 (Tổng đài tiếp nhận tin nhắn đăng ký tiêm vắc xin đối với người dân chưa tiêm mũi 1 vắc xin phòng COVID-19) đã nhận được 5.045 tin nhắn của người dân. Trong tổng số đăng ký này, UBND TP Thủ Đức và các quận – huyện đang tích cực triển khai đồng bộ tiêm mũi 1 và mũi 2 cho người dân. Do đó, chưa ghi nhận phản hồi nào của người dân liên quan đến việc tiêm vắc xin.

Dự kiến, sau 1 tuần triển khai, Sở Thông tin và Truyền thông sẽ tổng hợp tất cả các tin nhắn đăng ký qua Tổng đài 8066, kết quả xử lý, phản hồi và giải quyết của các địa phương.

Liên quan đến việc cập nhật dữ liệu tiêm chủng trên Sổ Sức khỏe điện tử, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông cũng thông tin, Sở đang huy động lực lượng tình nguyện viên để cập nhật, chỉnh sửa các thông tin thiếu sót, sai lệch. Đến nay, đã chỉnh sửa, cập nhật được 1/3 số lượng thông tin của người dân phản ánh (tương đương khoảng trên 230.000 dữ liệu đã được xử lý).

Riêng về Ứng dụng App SafeID Delivery để giám sát việc chi hỗ trợ đợt 3 do Công ty TNHH Một thành viên Phát triển công viên phần mềm Quang Trung (QTSC) phát triển, hiện đã tổ chức tập huấn và cấp quyền sử dụng hệ thống cho các quận, huyện, TP Thủ Đức.

QTSC đã nghiên cứu để cấp tài khoản cho Ủy ban MTTQ TP.HCM và Ủy ban MTTQ các quận – huyện để tham gia giám sát việc thực hiện chi trả hỗ trợ cho người dân.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trên 230.000 dữ liệu về tiêm chủng đã được chỉnh sửa, cập nhật