Không chỉ ở Việt Nam, hành trình ra mắt công chúng của những tác phẩm nghệ thuật khỏa thân gặp không ít trắc trở ở nhiều nước trên thế giới.
Sáng 16.6, tại Hội Nhiếp ảnh TP HCM đã diễn ra khai mạc triển lãm ảnh nudeMiền cổ tíchcủa nhiếp ảnh gia Thái Phiên. Rất đông các đồng nghiệp của anh đã có mặt để tham dự.
Trong cùng lĩnh vực, Hà Nội sắp tới sẽ có triển lãm nude đầu tiên được gán mác 18+. Triển lãm quy tụ tác phẩm của nhiều nghệ sĩ tên tuổi. Sự kiện được coi là bước ngoặt trong lịch sử nghệ thuật khỏa thân tại Việt Nam.
Ông Chu Chí Thành, nguyên Chủ tịch Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, từng khẳng định trên nhiều báo: “Thực tế trong nhiếp ảnh và hội họa, không ai cấm đoán đề tài khỏa thân".Thời gian trước đó, không ít tác giả chia sẻ sự khó khăn trong việc ra mắt công chúng những đứa con tinh thần của mình. Nhiều lý do xung quanh được tiết lộ.
Tuy nhiên, theo ông ở các địa phương còn chưa phân biệt được đâu là cái tục, đâu là cái thanh trong đề tài nhạy cảm này. Do đó,họ ngại và không tạo điều kiện cho triển lãm khỏa thân mở cửa.
Quay trở lại câu chuyện của Thái Phiên, anh cho biết mình từng bị từ chối ba lần. Trong đó, hai lần ở Hà Nội và một lần ở Huế. Tương tự như ông Thành, Thái Phiên cho rằng lý do là: “Những người trực tiếp cấp phép sợ trách nhiệm chứ chủ trương chung không cứng nhắc như vậy”.
Tác phẩm nghệ thuật khỏa thân của nghệ sĩ Hạo Nhiên. |
Hành trình “Miền cổ tích” của Thái Phiên là câu chuyện dài với không ít gian nan. Vào thời gian xin cấp phép, cuốn sách được nhà xuất bản nâng lên đặt xuống không ít lần, cân nhắc suốt 4 tháng ròng rã.
Tác giả chia sẻ anh phải chỉnh sửa rất nhiều không chỉ về hình ảnh mà còn cả về nội dung miêu tả tác phẩm. So với những nhiếp ảnh gia phong cảnh, Thái Phiên cảm thấy đơn côi khi đeo đuổi nghệ thuật khỏa thân.
Trên thực tế, Việt Nam có hàng trăm nhiếp ảnh gia gắn bó sự nghiệp với nude, nhưng mới có hai người được phép mở triển lãm cá nhân là Hạo Nhiên và Thái Phiên.
Những nhiếp ảnh gia có thâm niên trong lĩnh vực như Trần Huy Hoan, Thái Phiên, Dương Quốc Định, Lê Quang Châu… cũng chưa một lần xin được giấy thông hành.
Tác phẩm được trừng bày trong triển lãmTạo táccủa Hạo Nhiên. |
Tháng 5.2007, TP.HCM từng từ chối cấp phép triển lãm ảnh khỏa thânCloser(tạm dịch:Gần nữa) của nữ họa sĩ Nguyễn Kim Hoàng, với lý do “không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam”.
Tại thời điểm đó, việc từ chối gây ra nhiều tranh cãi trái chiều. Tuy nhiên, số người ủng hộ triển lãm lại chiếm phần đông. Theo ước đoán của vài nhiếp ảnh gia có hơn 15 triển lãm ảnh khỏa thân bị từ chối trong một thập kỷ vừa qua.
Cứ nghĩ rằng phương Tây tư tưởng phóng khoáng, nghệ thuật khoả thân sẽ được ưu ái hơn. Tuy nhiên, nhiều triển lãm cũng không có "đất để dụng võ". Một số nghệ sĩ còn nhận thông báo cấm ngay sát giờ mở cửa.
Thậm chí, trongngày khai mạc, cảnh sát đến như vị khách không mời nhằm khép lại bữa tiệc chưa kịp vui. Đó là câu chuyện 100 năm trước của tác giả Amedeo Modigliani.
Năm 1917, ông mở triển lãm tranh khỏa thân lấy cảm hứng từ cơ thể người phụ nữ. Vào lúc đó, các tác phẩm của Amedeo gây xôn xao vì chính những thứ ông khắc họa. Cảnh sát Paris đã trực tiếp tới để đóng cửa phòng trưng bày.
Sau 100 năm, tác phẩm của Amedeo được trưng bày tại Tate Modern. |
Một thế kỷ trôi qua. Ngày 23.11.2017, tại phòng triển lãm Tate Modern danh tiếng London, 12 tác phẩm xuất sắc của Amedeo được trưng bày và không còn bị ai can thiệp.
Người tổ chức, Ireson chia sẻ rằng: "Tôi muốn mọi người nhận ra được giá trị cốt lõi trong những tác phẩm khỏa thân của Amedeo". Theo cô, Amedeo khắc họa chân thật nhiều cung bậc cảm xúc từ vui vẻ tới đau thương của người phụ nữ qua ánh mắt.
Câu chuyện của thế kỷ trước vẫn chưa có hồi kết. Năm 2010, buổi triển lãm của nghệ sĩ John Festy phải đóng cửa chỉ sau một giờ khai mạc. 22 tác phẩm của ông được trưng bày tại một phòng Hội đồng ở Anh.
Sau đó, cũng chính nhân viên tại địa điểm tổ chức yêu cầu ông dừng mọi hoạt động vì cho rằng tác phẩm của ông làm ảnh hưởng đến hình ảnh của họ. Cụ thể là bức tranh người phụ nữ bán khỏa thân có tênFigures in Light.
John Festy và bức tranh khiến ông phải đóng cửa triển lãm. |
Không chỉAnh Quốc, ở Trung Quốc, nghệ thuật nude chưa bao giờ là con cưng của đất nước này.
Tuy nhiên, trải qua hàng chục thập kỷ, sự tiếp nhận của nhân dân nước này với khỏa thân đã bớt khắt khe hơn. Khởi điểm năm 1988, một cuộc tranh cãi dữ dội nổ ra xung quanh bức tranh sơn dầu vẽ người khỏa thân được ra mắt tại Bắc Kinh.
Nhiều nguồn tin cho rằng các quan chức Trung Quốc thậm chí coi tác phẩm như một dấu hiệu của sự suy đồi phương Tây.
13 năm sau, năm 2001, 117 bức ảnh khỏa thân của tác giả She Shan được phép trưng bày. Tuy nhiên, thay vì chỉ trích, người dân Trung Quốc đón nhận nó một cách bình tĩnh. Trong khoảng thời gian 2 tháng mở cửa, triển lãm thu hút hàng nghìn người đến tham quan.
Theo tác giả, đây là kết quả tích cực từ việc Trung Quốc mở cửa và hội nhập với thế giới. Hơn nữa, trong quá trình thực hiện các tác phẩm, She Shan từng ngồi cùng rất nhiều luật sư nhằm xác định ranh giới giữa nghệ thuật và khiêu dâm, tránh phiền phức từ chính quyền.
Thái Phiên đã được cấp phép mở triển lãm. |
Nhiếp ảnh gia người Trung Quốc nhận được nhiều lời khuyên từ bỏ dự án, trong đó có cả ông chủ của anh tại Phòng triển lãm Nghệ thuật Phúc Kiến.
She Shantiết lộ: "Khi bắt đầu, tôi đã rất lo lắng trước nguy cơ phải nhận rủi ro lớn như vậy. Nhiếp ảnh khỏa thân ở Trung Quốc không bị cấm, nhưng đó là phạm trù nhạy cảm có thể khiến bạn gặp nhiều rắc rối".
Ở nhiều nước trên thế giới, nghệ thuật khỏa thân vẫn nằm trong ranh giới mong manh giữa thuần khiết và phàm tục.
Hương Đỗ/Zing