Một quan điểm khá phổ biến trên thế giới về Olympic, đó là coi thành tích đạt được ở mỗi kỳ Thế vận hội như một chỉ dấu quan trọng cho vị thế, uy tín và sức mạnh của các quốc gia trên biểu đồ xếp hạng toàn cầu. Nhưng thực sự thì thành tích tại các kỳ Olympic có ý nghĩa như thế nào đối với các quốc gia?

Trung Quốc thất bại tại Olympic vì cách làm phi thể thao

Nhàn Đàm | 24/08/2016, 09:58

Một quan điểm khá phổ biến trên thế giới về Olympic, đó là coi thành tích đạt được ở mỗi kỳ Thế vận hội như một chỉ dấu quan trọng cho vị thế, uy tín và sức mạnh của các quốc gia trên biểu đồ xếp hạng toàn cầu. Nhưng thực sự thì thành tích tại các kỳ Olympic có ý nghĩa như thế nào đối với các quốc gia?

OlympicRio 2016, sự kiện thể thao lớn nhất thế giới trong năm nay đã kết thúc khi lễ bế mạc diễn ra vào ngày22.8 với khá nhiều bất ngờ. Việc Trung Quốc có một trong những kỳ Thế vận hội tồi tệ nhất trong lịch sử kể từ khi nước này quay trở lại vào kỳ Olympic1984 tổ chức ở Los Angeles đang trở thành lý do tạo ra những lời đàm tiếu, thậm chí được coi như dấu hiệu cho sự thoái trào cả về vị thế lẫn kinh tế của nước này trong tương lai.

Trong lịch sử, một quan điểm được không ít các quốc gia thừa nhận (và kể cả đông đảo người dân trên khắp thế giới có lẽ cũng đồng tình), đó là thành tích tại các kỳ Olympiclà thước đo quan trọng cho vị thế, uy tín và sức mạnh của mỗi quốc gia trong một cuộc thi đấu lớn mang tính toàn cầu.

Quan điểm thông thường và phổ biến đó cho rằng, thành tích cao hơn tại các kỳ Olympickhông chỉ cho thấy các môn thể thao ở nước đó phát triển hơn, các đặc điểm về thể chất của người dân trong xã hội đó vượt trội hơn, mà còn đồng nghĩa với việc kinh tế của quốc gia đó phát triển hơn. Vì thể thao hiện đại có tầm quan trọng rất lớn của các yếu tố kinh tế đến vấn đề thành tích, càng được đầu tư nhiều tiền và kỹ lưỡng hơn thì các vận động viên (VĐV) của quốc gia đó càng có khả năng đạt được huy chương hơn.

Quan điểm phổ biến và thông thường này dẫn đến việc có không ít các quốc gia coi mỗi kỳ Olympiclà một cuộc chiến mà họ phải giành chiến thắng, trong đó mỗi VĐV là một người lính, được tuyển chọn và đào tạo từ nhỏ với mục tiêu duy nhất là vô địch Thế vận hội.

Trung Quốc là một ví dụ điển hình, và sự thất bại (mà người Trung Quốc tự nhận) tại kỳ OlympicRio 2016 lần này không chỉ khiến người dân Trung Quốc cảm thấy thất vọng, với suy nghĩ rằng không thể chấp nhận được việc nước này đã là nền kinh tế số 2thế giới mà lại có kết quả thi đấu tồi tệ tại Rio lần này. Thành tích có phần tệ hại hơn các kỳ Olympictrước của Trung Quốc lần này, còn được giới truyền thông tại khá nhiều nước trên thế giới gán với ý nghĩa một sự dự báo cho thoái trào của nền kinh tế và cả đất nước Trung Quốc trong tương lai gần. Đó là một đánh giá không thực sự chính xác và khoa học.

Đúng là thành tích khá kém của thể thao Trung Quốc tại Rio lần này là do đặc điểm ngành thể thao nước này có nhiều điểm yếu cố hữu, và những điểm yếu này bộc lộ ra càng rõ ràng hơn khi nền kinh tế phát triển, ngày càng ít các bậc cha mẹ và cả thanh thiếu niên Trung Quốc chọn con đường thể thao đầy bất trắc trong bối cảnh kinh tế đã ngày càng thịnh vượng.

Đối với truyền thông thế giới, cách làm của Trung Quốc là không mang tinh thần thể thao thực sự và đáng chê trách. Theohọ, việc thể thao Trung Quốc thất bại tại Rio 2016 là một hậu quả tất yếu cho cách làm phi thể thao đó. Nhưng một thực tế là ngày càng có nhiều quốc gia tăng cường đầu tư cho thể thao tương tự Trung Quốc, dù là theo cách này hay cách khác. Điều này diễn ra ngay cả ở Mỹ, quốc gia dẫn đầu tại Rio 2016 và được truyền thông ca ngợi là hình mẫu cho tinh thần thể thao.

Phần lớn các VĐV Mỹ tranh tài tại Rio và giành chiến thắng vang dội hầu hết là các sinh viên chứ không phải các VĐV chuyên nghiệp. Họ trưởng thành từ các hoạt động thể thao trường học và khá nhiều đều là các trí thức tại các trường đại học lớn. Nhưng một thực tế mà truyền thông đã giấu nhẹm đi, đó là khá nhiều các VĐV này đến từ các trường đại học lớn, nơi ưu thế về thể thao được xem là một yếu tố quan trọng giúp người đó được nhận vào làm sinh viên. Ngày càng có nhiều các trường đại học lớn ở Mỹ coi thể thao là một yếu tố quan trọng hàng đầu trong vấn đề xét tuyển. Ngoài ra các trường này còn chi rất nhiều tiền để hỗ trợ và khuyến khích phong trào thể thao, nhưng với mục đích chính không phải vì tinh thần ham chuộng thể thao mà truyền thông đã gán cho họ, mà là để phục vụ các mục đích như đánh bóng tên tuổi và marketing trong vấn đề tuyển sinh.

Nói cách khác, các trường đại học lớn ở Mỹ coi thể thao là yếu tố đánh bóng tên tuổi, tạo ra hình ảnh phát triển toàn diện nhằm thu hút học sinh bỏ tiền nhập học. Để làm được điều đó, họ chi rất nhiều tiền cho đào tạo thể thao, ưu ái cho các sinh viên có tố chất thể thao nhập học bằng các loại học bổng. Điều này tạo ra các VĐV sinh viên có đẳng cấp thế giới và đủ khả năng giành huy chương tại Olympicmà chính phủ không phải bỏ ra một xu đào tạo nào.

Nếu thực hiện một thống kê đơn giản về kết quả huy chương mà các quốc gia giành được tại Olympic, chúng ta sẽ thấy nó có rất ít liên quan đến các vấn đề về sức mạnh quốc gia mà nhiều người vẫn gán. Chẳng hạn như, nếu chúng ta gán điểm cho mỗi loại huy chương tại Olympic, 3 điểm cho vàng, 2 điểm cho bạc và 1 điểm cho đồng, lấy tổng điểm của mỗi quốc gia tương ứng với số huy chương giành được tại Rio 2016 rồi so sánh với dân số các quốc gia đó, thì bảng xếp hạng sẽ xáo trộn một cách dữ dội. Đứng đầu khi đó sẽ là Jamaica, New Zealand, Croatia, Đan Mạch… các vị trí thống trị trên bảng tổng sắp huy chương như Anh sẽ đứng thứ 10, Mỹ đứng thứ 28, Trung Quốc đứng thứ 43. Nói cách khác, thành tích tại Olympickhông có nhiều ý nghĩa với việc vượt trội về tố chất thể thao của người dân nước đó, khi tỷ lệ giành huy chương trên đầu người quá thấp.

Cũng tương tự là yếu tố hạnh phúc, nếu so sánh với báo cáo Hạnh phúc thế giới (World Happiness Report) được công bố hàng năm, thì không ít các quốc gia giành nhiều huy chương nhất tại Olympiclại thường đứng ở giữa hoặc gần chót bảng. Nó cho thấy một thực tế quan trọng, đó là các quốc gia bị đánh giá thấp về môi trường sống và chỉ số hạnh phúc lại thường chọn cách tăng đầu tư vào thể thao nhằm tô hồng hình ảnh một cách không chính xác, thay vì nỗ lực cải thiện điều kiện sống và hạnh phúc ở đất nước mình.

Xét theo khía cạnh khảo sát một cách khoa học đó, các quốc gia đáng được tôn vinh nhất tại Olympiclại không phải là những nước dẫn đầu bảng như Mỹ, Anh hay Trung Quốc; mà là những nước như Đan Mạch hay New Zealand. Không những thể thao được chú trọng và tôn vinh ở những nước này khi tỷ lệ giành huy chương trên đầu người của họ là cao nhất, mà Đan Mạch và New Zealand cũng nằm trong top các quốc gia hạnh phúc nhất.

Nhàn Đàm (theo Bloomberg)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
10 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc thất bại tại Olympic vì cách làm phi thể thao