Tân Hoa Xã thậm chí còn lờ đi bảng tổng sắp huy chương tại Olympic Rio mà khẳng định Trung Quốc đứng thứ 2 toàn đoàn vì được tổng cộng 70 huy chương các loại.

Truyền thông Trung Quốc 'AQ' hậu Olympic

Hà Ngọc Bách | 23/08/2016, 11:23

Tân Hoa Xã thậm chí còn lờ đi bảng tổng sắp huy chương tại Olympic Rio mà khẳng định Trung Quốc đứng thứ 2 toàn đoàn vì được tổng cộng 70 huy chương các loại.

Truyền thông Trung Quốc rõ ràng là đang bối rối trước những gì đã xảy ra tại Olympic Rio, khi họ cuối cùng bị lọt khỏi vị trí thứ 2 trong bảng tổng sắp huy chương và trở thành nước đứng thứ 3 kỳ đại hội lần này.

Việc thua Anh, ban đầu là một "vố đau", một "kỳ Olympic tồi tệ nhất" và là "một viên thuốc đắng" đối với truyền thông và người dân Trung Quốc, nhất là so với những gì họ đã đầu tư trong suốt thời gian qua.

Thế nhưng, ngay lập tức người Trung Quốc đã "xốc lại tinh thần", vì Olympic 2020 có thể sẽ trở thành một "nỗi nhục" đau đớn hơn kỳ Olympic tại Rio lần này.

Chắc ăn trước khi "ra trận"

Đối với người Trung Quốc, việc đến Olympic và giành vị trí thứ 3 toàn đoàn là điều hoàn toàn "bình thường", thậm chí là trước kỳ Olympic lần này khá nhiều "tin vui" đến với họ.

Tin vui lớn nhất có lẽlà việcđội tuyển Nga bị mất quá nhiều tài năng vì nghi án Doping và bị cấm đến Rio tham dự thế vận hội, dù Nga là một đồng minh kinh tế chính trị quan trọng nhưng trong thể thao nước này lại là đối thủ đáng gờm của Trung Quốc.

Kết quả là trước khi Olympic diễn ra, người Trung Quốc hoàn toàn tự tin vào kết quả mà họ sẽ đạt được tại kỳ thế vận hội này. Thậm chí họ dự kiến sẽ giành được là 35 chiếc huy chương vàng, trong đó “chắc mẩm” 27 huy chương vàng – bằng với mức đạt được ở Olympic London cách đây 4 năm - và số còn lại là hi vọng lấy được từ tay các vận động viên Nga.

Bối rối vì bị "thất trận"

Thế nhưng, đời không như là mơ tưởng và chung cuộc người Trung Quốc đã trở thành nước đứng thứ 3 tại Olympic Rio lần này, theo sau Mỹ và Anh.

Kết quả quá thất vọng khiến Tân Hoa Xã, hãng thông tấn chính thức của Trung Quốc phải đặt một câu hỏi gây sốc trên Twitter của mình: "Có phải đây là một trò đùa hay không?’’.

Nhanh chóng sau đó truyền thông Trung Quốc đã tìm ra được một nguyên nhân để đổ lỗi là "số tiền đầu tư vào Olympic". Cụ thể, người Trung Quốc cho rằng để có kết quả ngày hôm nay, nước Anh đã mạnh tay chi tiền đào tạo vận động viên, ước tính số tiền chi cho Olympic lần này của đoàn Anh lên tới hơn 500 triệu USD.

"Đơn giản là về lý thuyết thì đầu tư cao sẽ được năng suất cao. Điều này cũng đúng với Olympic Games", Tân Hoa Xã đổ lỗi cho thất bại của những vận động viên ở các bộ môn thế mạnh như bắn súng, thể dục dụng cụ, cầu lông.

Dù đúng thật sự là đoàn Anh đã chi hơn 500 triệu USD cho kỳ Olympic lần này, nhưng Trung Quốc xưa nay vốn cũng chi không ít tiền cho thể thao thành tích cao khi họ có một chế độ đào tạo bài bản từ khi các vận động viên còn rất nhỏ tuổi.

Gần đây, Trung Quốc còn cử các siêu sao thể thao tương lai của mình tới Mỹ, Úc để thực hiện các chuyến đào tạo đắt tiền với những huấn luyện viên hàng đầu thế giới.

Thế nhưng, số huy chương vàng tại Olympic của nước liên tục giảm sâu sau kỷ lục tới 51 huy chương ở Olympic 2008 trên sân nhà, xuống còn 38 ở London 2012 và 26 ở Rio lần này.

Xốc lại tinh thần

Sau khi bị sốc vì thành tích kém cỏi của thể thao nước nhà, truyền thông Trung Quốc lại chuyển hướng để xốc lại tinh thần người dân sau những gì đã xảy ra ở Rio.

"Có một tinh thần Trung Quốc mới xuất hiện trong thể thao", một bài xã luận có tựa đề "Olympic Rio: Trung Quốc đã mê hoặc cả thế giới như thế nào" được đăng trên Tân Hoa Xã hôm 22.8.

Bài báo trên còn viết "Trung Quốc đã phơi bày những cảm xúc thật của mình khi đề cao tinh thần của con người, sự tôn trọng và tình bạn hơn là những danh hiệu chiến thắng tầm thường".

Tân Hoa Xã cũng không quên "AQ" khi cho rằng đúng ra Trung Quốc đứng thứ 2 toàn đoàn tại Olympic Rio khi họ được tới 70 huy chương các loại, so với Anh chỉ có 67 huy chương mà thôi.

Lý do chính của việc không tiếp tục chỉ trích kết quả không mấy tốt đẹp tại kỳ Olympic lần này được cho là do các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc nhìn ra được "khó khăn" trong tương lai, khi kỳ Olympic lần sau được tổ chức tại Nhật Bản, quốc gia mà Trung Quốc luôn coi là đối thủ chính của mình.

"Màn trình diễn quá tốt của Anh lần này là viên thuốc đắng khủng khiếp đối với chính quyền Trung Quốc. Anh quốc đã làm tốt ở London năm 2012 và nay là Olympic Rio. Đây là một nỗi nhục của chính quyền và Chủ tịch Tập Cận Bình khi đặt ra "giấc mơ Trung Quốc"", ông Xu Guoqi, giáo sư lịch sử tại Đại học Hồng Kông nói với tờ Telegraph .

Thiên Hà (theo The Telegraph)

Bài liên quan
Người Nhật đau đầu đối phó với nạn cát vàng đến từ Trung Quốc
Cát vàng là bụi có nguồn gốc từ các sa mạc nội địa của Trung Quốc và Mông Cổ, được gió thổi đến quần đảo Nhật Bản, thường là từ tháng 3 đến tháng 5 hằng năm.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Thời gian và nguồn lực có hạn, làm việc nào cần dứt điểm việc đó
“Làm việc có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt điểm việc đó trong bối cảnh công việc nhiều, yêu cầu cao, thời gian và nguồn lực có hạn”, Thủ tướng nói.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Truyền thông Trung Quốc 'AQ' hậu Olympic