Đạt tổng cộng 26 huy chương vàng (sau Mỹ với 43 và Anh với 27), đây là thành tích tệ nhất đối với đoàn Olympic Trung Quốc kể từ Thế vận hội tổ chức tại sân nhà năm 2008. Chính xác hơn, Trung Quốc đạt số huy chương vàng ít nhất kể từ Olympic Atlanta 1996. Trước khi đến Rio, Goldman Sachs dự báo Trung Quốc có thể mang về nhà 89 huy chương trong đó có 39 vàng.

Kết thúc Thế vận hội Rio 2016: Tại sao Trung Quốc thất bại?

M. Kim - CTV của anh Xuyên | 22/08/2016, 13:54

Đạt tổng cộng 26 huy chương vàng (sau Mỹ với 43 và Anh với 27), đây là thành tích tệ nhất đối với đoàn Olympic Trung Quốc kể từ Thế vận hội tổ chức tại sân nhà năm 2008. Chính xác hơn, Trung Quốc đạt số huy chương vàng ít nhất kể từ Olympic Atlanta 1996. Trước khi đến Rio, Goldman Sachs dự báo Trung Quốc có thể mang về nhà 89 huy chương trong đó có 39 vàng.

Trung Quốc đến Rio với 710 người (410 vận động viên), đông nhất so với bất kỳ đoàn nào. Đoàn Trung Quốc có 35 người từng đạt huy chương vàng (gồm 27 vận động viên tham gia Thế vận hội London 2012). Sự háo hức chiến thắng của họ đã tắt ngúm ngay từ đầu khi họ không giành được huy chương vàng nào trong ngày đầu tiên, ngay cả với môn sở trường là bắn súng. Kế tiếp, Sun Yang không bảo vệ được ngôi vô địch khi thua Mack Horton của Úc ở môn bơi tự do 400 m.

Khi lấy lại được đà, tốc độ giành huy chương vàng cũng chậm hơn được mong đợi. Trong 10 ngày đầu tiên kết thúc vào 16.8, Trung Quốc chỉ giật được 15 huy chương vàng, 14 bạc và 17 đồng. Trong cùng thời gian ở hai kỳ Olympictrước, Trung Quốc lấy được 39 huy chương vàng tại Bắc Kinh và 31 tại London. Cần nhắc lại, tại OlympicBắc Kinh 2008, Trung Quốc đứng đầu bảng với tổng cộng 51 huy chương vàng (trong tổng cộng 100 huy chương), so với 32 vàng tại Athens 2004 và 38 vàng tại London 2012.

Truyền thông và dư luận Trung Quốc nhanh chóng đổ lỗi cho ban giám khảo và cho rằng họ là nạn nhân của một “âm mưu”. Trưởng đoàn Trung Quốc giải thích thêm rằng nhiều vận động viên nước họ tham dự Olympiclần đầu tiên nên thiếu kinh nghiệm. Tuy nhiên, vận động viên bắn súng Mỹ Virginia Thrasher, mới 19 tuổi, tham dự Olympiclần đầu tiên tại Rio và đoạt được huy chương vàng. Trong khi đó, Du Li (giành huy chương bạc) đã dự Olympicđến 4 lần và từng giành huy chương vàng tại Athens cách đây 12 năm. Trung Quốc tụt dốc thậm chí ở các môn truyền thống. Tại Rio, môn bơi Trung Quốc chỉ giành được 1 huy chương vàng (so với 5 ở London). Vận động viên thể dục dụng cụ chỉ giành hai huy chương đồng (so với 9 vàng tại OlympicBắc Kinh). Trong khi đó, Nhật và Hàn Quốc đều tiến rất nhanh ở các môn từng thuộc sở trường Trung Quốc.

Sau khi trở lại đấu trường Olympictại Los Angeles (1984) lần đầu tiên kể từ năm1952 và đạt 15 huy chương vàng, Trung Quốc đã đầu tư quyết liệt cho bộ máy thể thao theo cách thức khổ luyện như Liên Xô trước kia. Họ lập ra hàng ngàn trường thể thao và đào tạo cả những đứa bé mới lên 4. Họ săn lùng tài năng và giới quản lý đổ về các miền quê thuyết phục gia đình họ “đóng góp” cho nền thể thao nước nhà bằng cách giao con cho họ. Với nhiều gia đình nghèo, việc con họ được nhà nước nuôi đã giúp trút đi được một gánh nặng kinh tế đáng kể. Và như được hứa, tương lai đứa trẻ dường như cũng tốt hơn, so với viễn cảnh lớn lên với số phận nông dân. Tuy nhiên, bộ máy đào tạo tài năng thể thao Trung Quốc đã nghiền nát cuộc đời nhiều đứa trẻ. Tại các lò huấn luyện, chúng sống như trong tù, với chế độ tập luyện khắc nghiệt. Chúng thậm chí bị cách ly khỏi gia đình trong nhiều năm.

Vài năm trở lại đây, khi kinh tế khá hơn, nhiều gia đình làng quê đã khước từ sự “đóng góp” như vậy. Họ không muốn mất đi đứa con duy nhất. Tính đến tháng 5.2016, có 2.183 trường thể thao tại Trung Quốc, “sản xuất” 95% vận động viên Olympiccho nước này. Số trường thể thao đã giảm đáng kể. Theo Bloomberg, năm 1990, khắp Trung Quốc có đến 3.687 trường. Chỉ riêng môn bóng bàn, số học viên đăng ký đã giảm 75% kể từ 1987. Trừ phi các trường thể thao thay đổi cách thức đào tạo và huấn luyện, xem học viên như con người chứ không phải cỗ máy, thể thao Trung Quốc mới có thể lấy lại được phong độ.

Hơn nữa, các đoàn thể thao quốc gia cũng phải mở cửa cho những vận động viên không được đào tạo theo hệ thống nhà nước. Trung Quốc cũng phải thay đổi chính sách đối xử với các cựu vận động viên. NBC News, dẫn từ China Sports Daily (thuộc Ủy ban thể thao giáo dục nhà nước Trung Quốc), cho biết, có đến 80% trong khoảng 300.000 cựu vận động viên hiện sống với thương tật, thất nghiệp và nghèo khổ. Điều này thật mỉa mai khi biết Trung Quốc bỏ ra ít nhất 7 triệu USD để giành được một huy chương vàng.

M. Kim
Bài liên quan
Elon Musk thúc đẩy kế hoạch sử dụng dữ liệu ô tô điện ở Trung Quốc cho tham vọng AI của Tesla
Tesla đang thúc đẩy kế hoạch sử dụng dữ liệu từ Trung Quốc để phát triển hệ thống hỗ trợ lái ô tô điện của mình toàn cầu, những người có kiến thức về công việc này chia sẻ với hãng tin Reuters.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Bế mạc Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13
41 phút trước Sự kiện
Sau ba ngày (16 - 18.5) làm việc khẩn trương, nghiêm túc, đầy tinh thần trách nhiệm, Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13 đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và bế mạc sáng nay 18.5.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kết thúc Thế vận hội Rio 2016: Tại sao Trung Quốc thất bại?